TP.HCM chỉ đạo khẩn về tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg

TP.HCM chỉ đạo khẩn về tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh không để xảy ra trên địa bàn TP, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các Sở, ngành TP; UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg.

TP.HCM chỉ đạo khẩn về tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Y tế thông tin, bệnh Marburg là bệnh truyền nhẫm cấp tính do virus Marburg gây ra, có tỷ lệ tử vong cao và hiện tại chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh không để xảy ra trên địa bàn TP, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - ông Dương Anh Đức đã ký văn bản khẩn gửi các Sở, ngành TP; UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh này.

Trong văn bản, UBND TP.HCM yêu cầu chủ tịch UBND quận, huyện, TP Thủ Đức và thủ trưởng các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp giám sát, phòng, chống, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế tập trung giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế, từ đó phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ (lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch ở châu Phi trong vòng 21 ngày).

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây ra cộng đồng.

Ngoài ra, chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị và phòng chống dịch.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện các trường hợp có các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu và có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết thì cần phải điều tra dịch tễ, khai thác tiền sử tiếp xúc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và lấy mẫu kịp thời.

Đảm bảo nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị kịp thời khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp trở nặng và tử vong.

Các sở, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức phối hợp ngành y tế xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Marburg theo ngành quản lý và tại cộng đồng dân cư.

Gần đây nhất, ngày 7/2, Bộ Y tế và Phúc lợi của Guinea Xích đạo đã ít nhất 8 trường hợp tử vong xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 7/1 đến ngày 7/2/2023, tại hai ngôi làng thuộc huyện Nsock Nsomo, tỉnh Kie-Ntem. Theo điều tra dịch tễ học, các trường hợp có biểu hiện sốt, sau đó là suy nhược, nôn mửa và tiêu chảy có máu; hai trường hợp cũng có biểu hiện tổn thương da và chảy máu tai.

Ngày 14/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức họp khẩn sau khi có ít nhất 9 người tại Guinea Xích đạo tử vong vì sốt xuất huyết do virus Marburg. Vật chủ chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi, Rousettus aegyptiacus. Bệnh do virus Marburg là một bệnh gây xuất huyết hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật linh trưởng, có tỷ lệ tử vong ca bệnh lên tới 88%.

Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả, bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, , tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Marburg.

Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu đối với dịch bệnh Marburg. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao, bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Hơn 23 nghìn học sinh lớp 12 ở Thái Bình đăng ký dự thi THPT
29 Tháng 04, 2025

23.743 học sinh lớp 12 và 751 thí sinh tự do tại Thái Bình đã hoàn tất thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến.

Đọc thêm
Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

Hà Nội: Không để hành khách bị dồn ứ hay thiếu xe dịp lễ 30-4

29 Tháng 04, 2025

Dự kiến, 3 bến xe lớn của Hà Nội sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân trong cao điểm nghỉ lễ...

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy tự hào tham gia diễu binh, diễu hành

29 Tháng 04, 2025

Hoa hậu Tiểu Vy, Thanh Thủy, Nam vương Tuấn Ngọc cùng dàn nghệ sĩ đã có mặt từ 3h sáng để chuẩn bị cho lễ...

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

Mỹ bất ngờ nhượng bộ Ukraine về viện trợ đã cung cấp

29 Tháng 04, 2025

Ukraine và Mỹ nhất trí rằng viện trợ của Mỹ trước đây sẽ không được tính đến trong thỏa thuận về tài nguyên lòng đất...

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 122 nghìn khách/ngày trong dịp lễ 30/4 - 1/5

28 Tháng 04, 2025

Riêng hai ngày cao điểm nhất 2/5 và 4/5, dự kiến mỗi ngày sân bay đón 126.000 khách.

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

Truyền thông Đức báo tin xấu cho ông Zelensky

28 Tháng 04, 2025

Tổng thống Ukraine Zelensky đã tự mắc kẹt trong tiến trình đàm phán với Ukraine, chuyên gia địa chính trị Nicholas Butylin viết trong một...

1.04580 sec| 2260.063 kb