Tính toán của KBank ở Việt Nam

Tính toán của KBank ở Việt Nam
Cho rằng Việt Nam sẽ là nước dẫn đầu tăng trưởng liên kết kinh tế Đông Nam Á, ngân hàng hàng đầu Thái Lan tiến vào thị trường Việt cùng khát vọng thúc đẩy dịch vụ tài chính số.

Kasikornbank (KBank), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan với hơn 77 năm , đã quyết định ra mắt chi nhánh tại thị trường Việt Nam vào tháng 11/2021. 

Nhận thấy tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tài chính, chi nhánh tại Việt Nam của ngân hàng này hướng tới kết nối, phục vụ không chỉ các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, mà còn là giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài khác sở hữu vốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành Kbank nhận định, thị trường Việt Nam sẽ còn rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, đặc biệt là sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà bán lẻ trong thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, mọi quyết định đầu tư đều cần được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, KBank vẫn lựa chọn tiến vào thị trường Việt Nam với mục tiêu dẫn đầu phân khúc khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, phục vụ hơn 1,2 triệu khách hàng và giải ngân hơn 500 triệu USD vào năm 2023.

Kbank

Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành Kbank (Thái Lan)

“Các quốc gia ASEAN ngày càng có sự kết nối mạnh mẽ. Sự tách biệt giữa phương Đông và phương Tây đã giúp Đông Nam Á trở thành nơi có động lực tăng trưởng toàn cầu mới. Vì vậy, Việt Nam sẽ trở thành nước dẫn đầu trong vòng tăng trưởng này”, ông Chat Luangarpa nhận định trong chương trình "Nguy Cơ" do vnExpress và S-World tổ chức.

Theo vị doanh nhân này, Việt Nam sở hữu thị trường nội địa rất lớn và có nhiều cơ hội để phát triển. Hiện tại, số lượng người dân chưa sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn nhiều. Theo của Merchant Machine vào năm 2021, Việt Nam có đến 69% dân số chưa tiếp cận, sử dụng được các dịch vụ ngân hàng, tài chính, tạo tiềm năng cho KBank hay các nhà đầu tư tài chính khác khi muốn mở rộng tại thị trường 100 triệu dân.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao rất mạnh, không chỉ với tư cách là các Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) mà còn có các sản phẩm của các thương hiệu nội địa, do đó Việt Nam còn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Tuy phải đối mặt với tình hình kinh tế toàn cầu đang đi xuống, vị đại diện cho rằng đây là hiện tượng toàn cầu mà tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng, quốc gia nào thoát khỏi cuộc khủng hoảng đầu tiên sẽ là nơi có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ông Chat kỳ vọng, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một trong những nơi tuyệt vời nhất để hoạt động kinh doanh.

“Tất cả mọi nơi đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu. Vì vậy, chúng ta không cần lo lắng quá về ngọn gió ngược này. Dĩ nhiên, mọi thứ sẽ chậm hơn một chút, nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn phụ thuộc vào nền móng và động lực tăng trưởng tại mỗi quốc gia”, ông Chat nhận định.

Khi bước đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam, KBank nhìn nhận được sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một trong những nguồn lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam có đến hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp trên 40% cho nền kinh tế nước nhà và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong tương lai.

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt tại thị trường Việt Nam. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, từ 2016 cho đến nay, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng lên gấp bốn lần, từ 40 doanh nghiệp lên hơn 150 doanh nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố thông thường như sự uy tín, ổn định của ngân hàng khi nói về những yếu tố then chốt khiến khách hàng xem xét quyết định sử dụng, đầu tư vào một ngân hàng, ông Chat còn nhấn mạnh năng lực công nghệ - năng lực cốt lõi của không chỉ ngân hàng mà của mọi doanh nghiệp trong tương lai.

Tính toán của KBank ở Việt NamKBank khai trương chi nhánh tại TP.HCM đầu tháng 8/2022Đưa công nghệ đến vùng đất ngân hàng

Những người làm công nghệ thường muốn làm ở công ty công nghệ thay vì quan tâm đến việc làm trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, KBank đã đầu tư xây dựng một môi trường công nghệ, nơi các kỹ sư công nghệ có thể làm những công việc đặc thù với họ và hưởng những đãi ngộ phù hợp.

Công ty KBTG - chi nhánh công nghệ của KBank hiện đang sở hữu 2.000 kỹ sư công nghệ thông tin trong hệ thống của mình. Theo kế hoạch, khi chi nhánh KBTG được thành lập tại Việt Nam, công ty dự kiến thu hút hơn 100 kỹ sư làm việc tại TP.HCM. Điều này hứa hẹn góp phần phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

Xem công nghệ là năng lực cốt lõi, KBank hướng đến tập trung vào công nghệ tài chính, nhưng khi các thiết bị di động trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, công ty không chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, mà còn hiện diện các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, mua sắm,...

“Ở giai đoạn đầu, tại các thị trường mở rộng trong khu vực, chúng tôi phát triển chiến lược hợp tác, bởi vì chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải hòa mình vào của người dùng”, ông Chat về định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Khi bước sang thị trường Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho KBank chính là những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. Để đưa dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái công nghệ của mình, KBank đã sử dụng một số phương pháp như hỗ trợ cho các nhà bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ trong kinh doanh truyền thống mà còn về mặt kinh doanh kỹ thuật số.

“Khi lựa chọn đầu tư vào bất kỳ ngành nào, chúng tôi cũng cân nhắc liệu nó sẽ hỗ trợ cuộc sống của người dân như thế nào, chứ không phải chỉ để tìm ra một công ty sẽ phát triển rất nhanh. Chúng tôi quan tâm đến yếu tố dài hạn”, vị lãnh đạo KBank cho biết.

Ông Chat cũng chia sẻ, ngoài việc đầu tư vào nền tảng công nghệ liên quan đến tài chính như blockchain…KBank còn lựa chọn chuyển trọng tâm vào việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các ngành thương mại và logistics.

“Người dân cần được giáo dục, họ cần được chăm sóc sức khỏe, nhưng làm thế nào để có thể giảm bớt công sức thực hiện những nhu cầu trên? Chúng tôi tin rằng mô hình kinh doanh, kết hợp công nghệ vào các ngành này sẽ giúp việc vận hành trở nên hiệu quả hơn và cuộc sống của mọi người đều được cải thiện”, vị doanh nhân cho biết. 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Học sinh Việt Nam ‘thắng lớn’ tại Olympic Vật lý trẻ thế giới
24 Tháng 11, 2024

Tại Kỳ thi Olympic Vật lý trẻ thế giới WYPO 2024, học sinh Việt Nam đạt: 1 quán quân, 4 Huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng.

Đọc thêm
Đón gió mùa Đông Bắc, miền Bắc rét kéo dài

Đón gió mùa Đông Bắc, miền Bắc rét kéo dài

24 Tháng 11, 2024

Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng...

Tuấn Ngọc xuất sắc đạt Á Vương 1 Mr World 2024

Tuấn Ngọc xuất sắc đạt Á Vương 1 Mr World 2024

24 Tháng 11, 2024

Phạm Tuấn Ngọc của Việt Nam đã ghi tên ở vị trí Á vương 1 Mr World 2024.

PSG đứng trước những quyết định lịch sử

PSG đứng trước những quyết định lịch sử

24 Tháng 11, 2024

Câu lạc bộ PSG được đồn đoán sắp chia tay sân vận động Parc des Princes sau nửa thế kỷ gắn bó.

Uống cả lít rượu mỗi ngày, thanh niên Hà Nội nhập viện với

Uống cả lít rượu mỗi ngày, thanh niên Hà Nội nhập viện với "ổ bệnh"

24 Tháng 11, 2024

Uống rượu nhiều năm, mới 37 tuổi nhưng thanh niên đã mắc đủ các loại bệnh, bác sĩ cũng phải sửng sốt

Quan chức cứng rắn cảnh báo Anh và Pháp

Quan chức cứng rắn cảnh báo Anh và Pháp

24 Tháng 11, 2024

Chính quyền Pháp và Anh sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã hỗ trợ Kiev tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa....

0.66261 sec| 2266.867 kb