Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
MỤC LỤC:
Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Ai có nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não?
Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân gây thiếu máu lên não
Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Thiểu năng tuần hoàn não uống thuốc gì?
Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì?
Các biện pháp dự phòng thiểu năng tuần hoàn não
Tăng cường lưu thông máu với thuốc Hoạt huyết Đông y
Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.
Đây được đánh giá là rối loạn nghiêm trọng nhất so với các tình trạng suy giảm tuần hoàn máu xảy ra ở các vị trí khác trên cơ thể.
Theo các chuyên gia, các tế bào não sẽ chết và hoạt tử nếu không được cung cấp oxy trong một đến vài phút, gây ra các cơn nhồi máu não hoặc đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.
Trong các trường hợp thiếu máu não nhẹ, người bệnh thường bị ảnh hưởng và giảm sút khả năng lao động, khả năng tập trung và ghi nhớ, nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.
Thiếu máu não cũng dẫn đến suy nhược cơ thể, mất ngủ, mệt mỏi, kém tỉnh táo, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Ai có nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não?
Thiểu năng tuần hoàn não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người trung niên và cao tuổi (40 trở lên), đặc biệt ở những người lao động trí óc thường xuyên đối diện với áp lực công việc.
Nhiều yếu tố có thể góp phần khiến tình trạng này xảy ra sớm hơn, bao gồm bệnh lý nền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống và căng thẳng, stress thường xuyên.
Mặc dù được coi là một trong những nỗi lo và hiểm họa của người cao tuổi, nhưng hiện nay thiểu năng tuần hoàn não ngày càng trẻ hóa do căng thẳng áp lực từ công việc và cuộc sống.
Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não
Biểu hiện của tình trạng thiếu máu lên não khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp.
Các biểu hiện phổ biến thường gặp là:
- Đau đầu, đau đỉnh đầu, đau nửa đầu: Các cơn đau đầu xuất hiện kèm cảm giác nhức, buốt và tăng dần theo thời gian.
- Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày
- Mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, dễ xúc động, cáu gắt
- Rối loạn thị lực: Nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực
- Choáng ngất hoặc ngất xỉu
- Ù tai, nghe thấy tiếng vo ve trong tai
- Suy nhược trí nhớ, giảm khả năng tập trung
- Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm
- Tăng dị cảm: Tê bì các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác như kiến bò
Biểu hiện của tình trạng thiếu máu não
Nguyên nhân gây thiếu máu lên não
Thiểu năng tuần hoàn não là một rối loạn lưu thông máu phức tạp, có thể do một hoặc nhiều yếu tố nguyên nhân tác động gây ra.
Những nguyên nhân phổ biến là:
- Xơ vữa động mạch: Mảng xơ vữa xuất hiện trong động mạch cảnh hoặc động mạch não sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông lên não, gây rối loạn tuần hoàn não.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đốt sống cổ bị thoái hóa có thể chèn ép vào các động mạch dẫn máu lên não, làm giảm lưu lượng máu và gây thiếu máu não.
- Huyết áp thấp: Huyết áp thấp khiến cho lực đẩy và tốc độ lưu chuyển máu trong lòng mạch giảm đi, máu được vận chuyển đến các cơ quan kém hơn, đặc biệt là bộ phận trên cao như não bộ.
- Thiếu máu: Lượng máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể gây thiếu máu tới tất cả các cơ quan bao gồm cả thiếu máu não.
- Các bệnh lý tim mạch: Các bệnh mạch vành, hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim… có thể làm giảm hoạt động co bóp và tống máu của tim, khiến cho máu không lên não được như bình thường.
- Các bệnh lý toàn thân: Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu, bất thường thành phần máu, ngộ độc khí carbon monoxide mạn tính, đái tháo đường, hút thuốc và béo phì đều làm tăng nguy cơ thiếu máu não.
- Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn cũng có thể gây rối loạn tuần hoàn não là u não, dị dạng mạch máu não, bất thường cấu trúc não bẩm sinh…
Nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Hầu hết người mắc bệnh đều có thể sinh hoạt và lao động bình thường với các biện pháp can thiệp và kiểm soát phù hợp.
Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng cách, rối loạn tuần hoàn não có thể dẫn đến:
- Đột quỵ (tai biến mạch máu não): đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở người bị thiểu năng tuần hoàn não với tỷ lệ tử vong và tổn thương thần kinh rất cao. Kể cả được cứu sống, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với những di chứng nặng nề như liệt, mất chức năng ngôn ngữ...
- Thiếu máu não thoáng qua: là một dạng đột quỵ nhẹ khi một phần não bộ không được cung cấp oxy trong vài phút. Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo cho sự xảy ra của một cơn đột quỵ thực sự.
- Sa sút trí tuệ: Thiếu máu não kéo dài khiến các tế bào não bộ và thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ. Điều này dẫn đến tình trạng thoái hóa và suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh. Người bệnh có các vấn đề như hay nhầm lẫn, mất trí nhớ và giảm khả năng tập trung.
Thiểu năng tuần hoàn não uống thuốc gì?
Mục tiêu chính là cải thiện triệu chứng bệnh và dự phòng nguy cơ đột quỵ.
Các loại thuốc dạng tiêm và uống như: tanganil, sibelium; betaserc…
Các loại thuốc cải thiện tuần hoàn máu não bằng cơ chế khác nhau như làm giãn mạch máu, tăng cung cấp oxy, tăng lưu thông mạch máu bằng các loại thuốc như: duxil, piracetam, stugeron.
Trong trường hợp uống thuốc không có hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thông động mạch, lấy huyết khối…
Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì?
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng với người bệnh thiểu năng tuần hoàn não trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng.
Người thiểu năng tuần hoàn não được khuyến khích bổ sung thành phần như chất xơ, vitamin B, vitamin C, acid béo omega-3, magie, L-arginine...
Một số loại thực phẩm được khuyến khích bao gồm: Rau xanh, các loại hạt và đậu, ngũ cốc, sữa, dầu thực vật, các loại các béo, thịt đỏ...
Các biện pháp dự phòng thiểu năng tuần hoàn não
Phương pháp ngăn ngừa thiếu máu não là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
Một số lời khuyên giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu lên não và thiểu năng tuần hoàn não là:
- Giữ một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể, mà còn cải thiện lưu thông máu.
- Bỏ rượu bia và hạn chế hút thuốc lá, giảm sử dụng các chất kích thích
- Quản lý căng thẳng, không nên để tình trạng căng thẳng kéo dài
- Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ tối thiểu 2 tiếng.
- Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ bao gồm béo phì, huyết áp cao, mỡ máu…
- Cải thiện lưu thông máu với thuốc Hoạt huyết Đông y
Tăng cường lưu thông máu với thuốc Hoạt huyết Đông y
Những loại thuốc hoạt huyết từ lâu vẫn được xem là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ rối loạn tuần hoàn não.
Với các thành phần chính là dược liệu từ tự nhiên, nghiên cứu và vận dùng trên nền tảng bài thuốc cổ truyền được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang tới hiệu quả giúp hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu.
Nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu tốt hơn sẽ giúp trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Thuốc Hoạt huyết Đông y (ví dụ như Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén):
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm