I - Những tác dụng của giấc ngủ trưa với cơ thể
Một giấc ngủ trưa ngắn có vẻ là điều bình thường với nhiều nước Châu Á, tuy nhiên nhiều người phương Tây họ tỏ ra khá tò mò và kỳ lạ với thói quen ngủ trưa. Quan điểm của họ cho rằng buổi trưa không phải thời gian để ngủ, thay vào đó là nên đi nghỉ ngời bằng cách giao lưu hoặc uống cà phê.
Thế nhưng có thể do nhiều yếu tố về quan điểm, công việc và đặc biệt là khí hậu mà người Châu Á thường không cho rằng như vậy, với nhiều người giấc ngủ trưa có rất nhiều lợi ích, bao gồm:
1. Tăng sự tỉnh táo và hiệu quả làm việc
Chợp mắt từ 10 - 15 phút vào buổi trưa sẽ giúp não bộ được thư giãn tạm thời, giải phóng nhanh chóng một phần sự mệt mỏi hoặc stress đang gặp phải, đặc biệt những người ngủ không đủ giấc vào buổi đêm. Sau giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, bạn cảm nhận được cơ thể sẽ như một chiếc máy tính được làm mới và khởi động lại, bạn sẽ cảm thấy không bị mệt mỏi hay uể oải và khả năng tập trung sẽ được nâng cao đáng kể.
2. Tăng khả năng sáng tạo
Do các giấc ngủ trưa hầu hết khá ngắn, do vậy chúng ta thường chỉ trải qua giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM), đây là giai đoạn được nhiều nghiên cứu chứng minh tốt cho trí nhớ của não. Khi trí nhớ được cải thiện, các tư duy mới và cũ được kết hợp với nhau sẽ tăng thêm sự sáng tạo. Thậm chí những giấc mơ ngắn trong khi ngủ trưa cũng đôi khi kích thích hoặc giúp tìm được một cách tiếp cận vấn đề mới. Quan trọng hơn, ngủ trưa giúp giải phóng mệt mỏi và lấy lại sự linh hoạt cho cơ thể. Khi cơ thể trở nên linh hoạt thì những ý tưởng mới sẽ dễ sản sinh ra hơn so với trạng thái mệt mỏi, uể oải.
3. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nâng sức đề kháng
Thống kê trung bình cho thấy một người trưởng thành cần có đủ 7 - 8 tiếng để ngủ (bao gồm cả trưa hoặc đêm) để đảm bảo hệ tim mạch & hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Vì vậy chợp mắt nhanh một lúc vào buổi trưa cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại các bệnh liên quan tới tim mạch hoặc nhiễm trùng.
4. Giúp mắt thư giãn
Dù bạn làm công việc chân tay hay văn phòng cũng có thể nhận ra rằng, buổi trưa nếu muốn tỉnh táo hơn thì thường phải ngủ hoặc dụi mắt 1 lúc. Đó chính là do mắt đã cảm thấy mệt mỏi vào thời điểm này, vì vậy ngủ trưa cũng giúp mắt được tạm thời nghỉ ngơi, không phải hoạt động để điều tiết ánh sáng, từ đó góp phần lớn vào việc cải thiện sự tỉnh táo và tập trung sau khi thức dậy.
II - Tại sao buổi trưa khó ngủ, không ngủ được?
Đối với nhiều người, mặc dù rất muốn chợp mắt vào buổi trưa tuy nhiên họ không tài nào ngủ trưa được hoặc rất khó để đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ:
- Căng thẳng, Stress: Bạn sẽ rất khó để ngủ trưa nếu đang có quá nhiều mối lo, có quá nhiều căng thẳng hoặc stress vẩn vương trong tâm trí. Stress chính là tác nhân rất lớn tạo ra trạng thái chiến đấu của cơ thể, chúng sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol và adrenaline để tăng cường sự tỉnh táo. Do vậy nếu không loại bỏ được căng thẳng bạn sẽ khó có thể chợp mắt, kể cả vào ban đêm.
- Môi trường, không gian ngủ: Nơi bạn chọn để ngủ trưa cũng quyết định lớn tới khả năng bạn có dễ đi vào giấc ngủ hay không, nếu xung quanh ồn ào tiếng nói chuyện hò hét hoặc công trường thì gần như bạn sẽ rất khó ngủ trưa. Nhiệt độ, độ ẩm, tư thế nằm ngồi và ánh sáng cũng là các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Do thói quen ngủ: Nếu một người thường không đi ngủ trưa đột nhiên buộc phải ngủ trưa thì sẽ không thể làm quen ngay, họ sẽ cần một thời gian để điều chỉnh cơ th (trừ khi lúc đó họ quá mệt). Điều này là do liên quan tới nhịp đồng hồ sinh học, vốn dĩ những người không ngủ trưa thì đồng hồ sinh học của họ mặc định sẽ là để cơ thể thức vào khoảng thời gian buổi trưa, nếu cố gắng đi ngủ vào khoảng thời gian này họ sẽ gặp khó khăn hơn.
- Dùng chất kích thích: Nhiều người có thói quen uống cà phê, nước tăng lực, hút thuốc lá, chất kích thích... vào buổi sáng trước khi đi ăn trưa. Những chất này đều sẽ gây kích thích mạnh cho thần kinh, từ đó khiến khó có thể ngủ trưa một cách thuận lợi, có thể sẽ rất khó ngủ hoặc thậm chí không thể ngủ được.
- Rối loạn giấc ngủ: Những người được chẩn đoán mắc các chứng rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, chân tay không yên,...) cũng đồng nghĩa với việc sẽ khó ngủ trưa. Bởi ngay từ trong căn nguyên họ đã đang gặp vấn đề với việc đi vào giấc ngủ, rối loạn chu kỳ ngủ thức do đó giấc ngủ trưa cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng từ bệnh, thuốc: Những vấn đề về sức khỏe như viêm đau dạ dày, xoang mũi, bệnh lý thần kinh... cũng có thể là lý do khiến một người bị mất ngủ buổi trưa. Hoặc một số loại thuốc họ đang dùng để điều trị sẽ ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn giấc ngủ.
III - Mất ngủ buổi trưa có nguy hiểm không?
Ngủ trưa vốn chỉ là một giấc ngủ ngắn và không bắt buộc, do đó nếu bạn không thể ngủ vào buổi trưa hay không có thói quen ngủ trưa thì cũng không có vấn đề gì lớn cho sức khỏe. Có thể bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, buồn ngủ và uể oải chừng 30 phút tới 1 tiếng, sau đó cơ thể cũng sẽ tự động quay trở lại trạng thái tỉnh táo.
Quan trọng nhất, bạn chỉ cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và tập trung vào giấc ngủ ban đêm. Nếu ngay cả ban đêm bạn cũng khó ngủ thì sẽ lại là dấu hiệu báo động về sức khỏe, bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
IV - Làm sao để không bị khó ngủ vào buổi trưa?
Nếu không có vấn đề về sức khỏe như bệnh lý hay rối loạn giấc ngủ thì có khá nhiều mẹo để giúp bạn cảm thấy dễ ngủ trưa hơn, bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:
- Tạo thói quen ngủ trưa: Đều đặn hãy để cơ thể đi ngủ và thư giãn vào 1 khoảng thời gian cố định buổi trưa, như vậy sẽ dần điều chỉnh được đồng hồ sinh học và bạn sẽ dần cảm thấy ngủ trưa không còn khó khăn nữa, thậm chí không được ngủ vào buổi trưa còn là cực hình.
- Tập thư giãn đầu óc: Bạn cần cố gắng tạm quên đi những rắc rối sắp phải đối mặt, hãy thử xem hoặc đọc một thứ gì đó như sách hay phim trước khi ngủ, hoặc nghe những bản nhạc thư giãn, nhạc tiếng mưa hay nhạc hỗ trợ giấc ngủ. Những việc này sẽ giúp tâm trí bạn không còn quá tập trung tới vấn đề hoặc rắc rối hiện có.
- Tạo không gian ngủ thoải mái: Hãy đảm bảo tìm được nơi có thể ngủ trưa yên tĩnh và thoải mái nhất. Bạn có thể tìm mua một số vật dụng hỗ trợ như: bịt mắt, bịt tai, gối ngủ hoặc chiếu ngủ để giúp cơ thể ở trạng thái thư giãn nhất có thể. Như vậy bạn mới có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ trưa.
- Dùng kỹ thuật hỗ trợ ngủ: Có một số mẹo có thể giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, ví dụ tự nhẩm đếm cừu hoặc kỹ thuật ngủ nhanh trong quân đội. Các phương pháp này có thể hiệu quả khác nhau với từng cá nhân, tuy nhiên cũng đáng để thử.
- Đặt báo thức: Một số trường hợp có thể do lo sợ ngủ quên mà tạo ra cảm giác lo lắng, vậy bạn cũng nên đặt báo thức với đồng hồ hoặc điện thoại để giải quyết nỗi lo này.
Với những chia sẻ về vấn đề khó ngủ vào buổi trưa & cách giải quyết, chúng tôi hi vọng bạn đã có được những giải đáp phù hợp với bản thân. Liên lạc với chúng tôi để nhận hỗ trợ thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm