Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Nguyên nhân & cách phòng bệnh

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Nguyên nhân & cách phòng bệnh
Ngày nay, bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ có xu hướng gia tăng và ngày càng phổ biến hơn. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, bệnh cần được điều trị và phòng ngừa như thế nào?

I - Những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

Bệnh rối loạn tiền đình xuất hiện ở đối tượng trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 5 lý do tác động trực tiếp đến chứng bệnh này bao gồm:

1. Các vấn đề về huyết áp, tim mạch

Nếu huyết áp của người trẻ cao quá mức bình thường sẽ tăng áp lực lên các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả các mạch máu lên não, dẫn đến thiếu máu não và rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, các vấn đề về tim mạch như nhịp tim không đều, bệnh van tim, hoặc bệnh lý động mạch có thể làm giảm sự cung cấp máu tới não, gây ra rối loạn tiền đình.

rối loạn tiền đình ở người trẻ

Người bệnh mắc các chứng bệnh liên quan đến huyết áp hoặc tim mạch

2. Căng thẳng quá mức, lười vận động

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng các hormone như adrenalin và cortisol. Lâu dần các hormon này ảnh hưởng xấu tới hệ thống thần kinh và hệ thống tiền đình khiến chúng hoạt động không đồng bộ, gây ra rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, cơ thể ít hoạt động sẽ tác động trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến não. Khi đó, lượng máu đến khu vực trung bị suy giãm gây ra chứng rối loạn tiền đình.

3. Xuất phát từ các bệnh lý

Rối loạn tiền đình ở người trẻ còn có thể là hậu quả của các bệnh lý như:

  • Bệnh lý về tim mạch: Như thiếu máu cơ tim, van tim, huyết áp thấp... Những người bị bệnh này thường bị giảm lưu lượng máu đi đến não, gây ra rối loạn tiền đình.
  • Bệnh lý về thần kinh: Những bệnh lý như viêm dây thần kinh do virus, áp xe não, u dây thần kinh, thiếu máu não hệ sống nền… đều gây ra sự tác động tiêu cực đến hệ tiền đình và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Bệnh lý về tai: Các bệnh lý ở tai như viêm mê nhĩ, viêm tai giữa... là một trong các tác nhân gây bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ.

bệnh thần kinh

Bệnh lý liên quan đến thần kinh gây chứng rối loạn tiền đình

4. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh 3 nguyên nhân trên thì bệnh rối loạn tiền đình ở đối tượng trẻ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:

  • Mất máu nhiều.
  • Người quá gầy hoặc quá béo.
  • Tiếp xúc với nhiều tác nhân độc hại từ môi trường, thời tiết hoặc từ các loại thuốc.
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa, gan và thận.

II - Người trẻ mắc rối loạn tiền đình có các triệu chứng gì?

Người trẻ có thể nhận biết chứng rối loạn tiền đình để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Thông thường, rối loạn tiền đình ở người trẻ với các biểu hiện dưới đây:

  • Chóng mặt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, khiến người bệnh có cảm giác xoay vòng, lắc lư. Đặc biệt biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế duy trì từ vài giây hoặc đến vài phút.
  • Choáng váng, mất thăng bằng: Khi bị rối loạn tiền đình, cơ thể không còn nhận được các tín hiệu chính xác về vị trí, chuyển động và trọng lực, gây ra sự mất cân bằng, khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng, có thể dẫn đến té ngã.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn kèm theo chóng mặt rất khó chịu.
  • Hoa mắt: Tình trạng mắt tạm thời mất khả năng nhìn rõ hoặc chỉ thấy từng đốm sáng nhập nháy thường xuyên khi đứng dậy hoặc xoay đầu.
  • Nhức đầu và đau đầu, đau nửa đầu: Các triệu chứng này thường kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Người bệnh thường bị khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm, cảm thấy rất mệt mỏi vào buổi sáng sau.

Các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám.

mât ngủ ngủ không sâu giấc

Hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu giấc diễn ra thường xuyên

III - 3 phương pháp điều trị rối loạn tiền đình cho người trẻ tuổi

Người trẻ tuổi khi phát hiện mắc rối loạn tiền đình không nên lo lắng vì có cách điều trị phù hợp. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát bệnh và thể trạng cơ thể, bạn có thể vận dụng 1 trong 3 cách dưới đây:

1. Áp dụng các mẹo dân gian

3 mẹo dân gian trị rối loạn tiền đình ở người trẻ phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như:

  • Sử dụng đinh lăng: Đinh lăng có thể được sử dụng để làm trà uống và là nguyên liệu chế biến các , giúp phần nào cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng ngải cứu: Người bệnh hãy sử dụng lá ngải để chế biến thành món ăn bổ dưỡng như: óc heo hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu… để hoạt huyết, bồi bổ cơ thể.
  • Sử dụng mộc nhĩ: Mộc nhĩ có thể được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn như canh thịt mộc nhĩ, thịt gà xào nấm hương mộc nhĩ… giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, 3 mẹo dân gian này đem lại hiệu quả rất chậm và thường sẽ chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Sử dụng thuốc Tây

Nếu dùng thuốc Tây điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ cần tham vấn với bác sĩ có chuyên môn cao. Không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và tình trạng sức khỏe. Một số dòng thuốc được khuyên dùng bao gồm:

  • Thuốc an thần: Thuốc an thần như benzodiazepine có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng chóng mặt và lo lắng.
  • Thuốc chống chóng mặt: Thuốc như betahistine có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt và khó chịu liên quan đến rối loạn tiền đình.
  • Thuốc tăng tuần hoàn não: Thuốc như cinnarizine và flunarizine có thể giúp tăng tuần hoàn máu và dưỡng chất đến não, giảm triệu chứng chóng mặt và hoa mắt.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc khác như thuốc giảm tiểu cầu, thuốc kháng diệt vi khuẩn… được sử dụng căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên khi sử dụng các dòng thuốc trên có thể gây ra những phụ như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn ngủ hoặc khó ngủ, đau đầu, khô miệng, viêm loét dạ dày… Do đó, khách hàng nên thận trọng khi sử dụng và tuân thủ nghiêm phác đồ từ bác sĩ.

thuốc trị rối loạn tiền đình ở người trẻ

Dùng thuốc Tây y trị rối loạn tiền đình ở người trẻ

3. Sử dụng bài thuốc Đông y

Nếu các mẹo dân gian đạt hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ, Tây y tuy hiệu quả nhanh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ. Thậm chí khi dùng thuốc, chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ thường xuyên tái phát nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, xu hướng chuyển lựa chọn các sản phẩm Đông y để điều trị bệnh được nhiều người ưu tiên. Các dòng thuốc Đông Y có thành phần từ thảo dược đem lại hiệu quả vượt trội khi sử dụng sản phẩm phù hợp.

Theo Đông y, 90% trường hợp mắc rối loạn tiền đình là do thiếu máu lên não, thiếu máu đến hệ tiền đình gây ra. Xuất phát từ căn nguyên phát bệnh, Đông y cho ra đời sản phẩm điều trị chuyên biệt, hiệu quả. Thuốc ở Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não và hệ thống tiền đình làm hết rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên, không phải cứ dùng thuốc Đông y là mang đến kết quả hoàn hảo. Thị trường hiện nay có nhiều loại Đông y không rõ nguồn gốc đang được và bán tràn lan trên thị trường. Vì vậy khách hàng cần tìm hiểu và thận trọng khi chọn mua sản phẩm để tránh "tiền mất tật mang".

Đông y trị rối loạn tiền đình muốn hiệu quả thực sự phải là Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2. Sản phẩm được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương: “Quốc bảo” y học cung đình chỉ dành để chữa trị cho bậc vua chúa, được các Ngự y trong Thái y viện nghiên cứu, sản xuất tại nhà máy Dược Phẩm chuẩn GMP-WHO trên dây chuyền hiện đại.

Từ đó cho ra đời sản phẩm chuẩn Đông Y Thế Hệ 2: Hiệu quả khác biệt so với Đông y thông thường, có thể cạnh tranh với Tây y trong nhiều trường hợp và an toàn, không gây tác dụng phụ.

ngự y mật phương

Điều trị rối loạn tiền đình bằng Ngự Y Mật Phương đạt hiệu quả cao

IV - Giảm nguy cơ rối loạn tiền đình ở người trẻ bằng cách nào?

Bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ có xu hướng gia tăng trong thời gian gân đây. Vì vậy cần tìm cách để phòng chứng rối loạn hiệu quả, an toàn nhất. Dưới đây là 5 cách phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình bạn nên thực hiện:

1. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là việc quan trọng nhằm duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý bao gồm rối loạn tiền đình ở người trẻ. Nước khả năng cân bằng điện giải trong cơ thể, điều hòa nhiệt độ và đảm bảo hệ thống tiền đình hoạt động hiệu quả.

Theo khuyến nghị, người trưởng thành cần uống từ 2,7 - 3,7 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái ổn định nhất.

rối loạn tiền đình ở người trẻ

Uống nhiều nước để cân bằng điện giải trong cơ thể

2. Hạn chế thức khuya

Việc thức khuya có thể gây ra căng thẳng, thiếu ngủ, ảnh hưởng xấu đến hệ tiền đình. Chính vì thế, người trẻ cần đảm ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe tốt. Xây dựng thói quen ngủ đầy đủ giấc, thức dậy - đi ngủ đúng giờ sẽ giúp cơ thể và hệ tiền đình hoạt động tốt hơn.

3. Rèn luyện thân thể thường xuyên

Rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu tới não bộ và các bộ phận, cải thiện chức năng hệ tiền đình và tăng độ bền cho cơ thể. Cụ thể, các hoạt động thể chất như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu, võ thuật hoặc yoga có thể cải thiện sức khỏe rất tốt.

4. Tránh sử dụng thiết bị điện tử quá lâu

Việc sử dụng , bảng quá lâu có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, mỏi mắt, khó chịu, khó thở, chóng mặt, gây ra rối loạn tiền đình.

Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người trẻ nên giảm thiểu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Nếu bắt buộc sử dụng, người bệnh ưu tiên loại màn hình chống chói và giảm độ sáng để giảm tác động của ánh sáng xanh lên mắt.

5. Giải tỏa căng thẳng, stress

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, những người trẻ nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Cần thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như tập yoga, tập thở sâu, đi du lịch… Đây là cách tốt nhất để giải tỏa mọi mệt mỏi, căng thẳng và lên dây cót tinh thần cho cuộc sống.

giải tỏa căng thẳng

Giải tỏa căng thẳng, áp lực bằng những chuyến đi trải nghiệm

Có thể thấy, rối loạn tiền đình ở người trẻ cần sớm được điều trị và khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, những người trẻ cũng không nên chủ quan về sức khỏe của mình mà cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để có thể phần nào phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Nguyên nhân & cách phòng bệnh

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Cảnh báo về tin giả ‘gọi Facetime lấy cắp tiền trong tài khoản’
20 Tháng 01, 2025

Theo chuyên gia an ning mạng, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc người dùng nhận được cuộc gọi Factime rồi mất tiền trong tài khoản là tin giả.

Đọc thêm
Trước lễ nhậm chức, ông Trump thề làm điều này cho Ukraine

Trước lễ nhậm chức, ông Trump thề làm điều này cho Ukraine

20 Tháng 01, 2025

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định chấm dứt xung đột ở Ukraine và nỗ lực ngăn chặn chiến tranh thế giới...

Thủ môn Đình Triệu nghỉ thi đấu bao lâu?

Thủ môn Đình Triệu nghỉ thi đấu bao lâu?

20 Tháng 01, 2025

Trở về từ ASEAN Cup 2024, thủ môn Đình Triệu chưa thể thi đấu cho Hải Phòng vì chấn thương.

Vì sao Triệu Lộ Tư trở lại showbiz giữa

Vì sao Triệu Lộ Tư trở lại showbiz giữa "bạo bệnh"?

20 Tháng 01, 2025

Việc Triệu Lộ Tư sớm trở lại showbiz làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận quan tâm tới làng giải trí...

Châu Ngọc Quang lọt Top chân sút tốt nhất V-League

Châu Ngọc Quang lọt Top chân sút tốt nhất V-League

20 Tháng 01, 2025

Tiền vệ Châu Ngọc Quang góp mặt trong top 6 chân sút tốt nhất V-League 2024/2025.

Thuỳ Tiên đánh dấu bản thân bằng tấm bằng Thạc sỹ đầu năm mới

Thuỳ Tiên đánh dấu bản thân bằng tấm bằng Thạc sỹ đầu năm mới

20 Tháng 01, 2025

Việc Hoa hậu Thùy Tiên lựa chọn theo học thạc sỹ và đạt được thành tích tốt như hôm nay đã truyền cảm hứng cho...

0.72897 sec| 2295.797 kb