"Ông Vua" ngành thép bốc hơi gần 1 tỷ USD trong một thời gian ngắn

"Ông Vua" ngành thép bốc hơi gần 1 tỷ USD trong một thời gian ngắn
Theo Forbes, tính tới hết 24/5, tổng tài sản của "ông vua" ngành thép Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt 2,3 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với thời điểm cuối 2021 và đầu 2022.

Tỷ phú Trần Đình Long, SN 1961, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) ghi nhận tài sản bốc hơi gần 1 tỷ USD trong một thời gian ngắn khi giá cổ phiếu giảm chung theo thị trường chứng khoán và giảm mạnh theo triển vọng không còn tươi sáng của ngành thép.

Theo Forbes, tính tới hết 24/5, tổng tài sản của "Ông Vua" ngành thép Trần Đình Long đạt 2,3 tỷ USD, thấp hơn khoảng 1 tỷ USD so với thời điểm cuối 2021 và đầu 2022.

tran_dinh_long

Trong khi đó, tính theo số lượng hơn 1,166 tỷ cổ phiếu HPG mà ông Trần Đình Long đang sở hữu, số tài sản này trị giá hơn 51 nghìn tỷ đồng (gần 2,2 tỷ USD). Cổ phiếu HPG hiện có giá 34.900 đồng/cp, chỉ bằng khoảng 60% so với mức giá đỉnh cao của cổ phiếu này hồi cuối tháng 10/2021.

Cổ phiếu HPG giảm mạnh từ cuối 2021 trong bối cảnh cổ phiếu HPG tăng vọt gần 5 lần trước đó, trong vòng một năm rưỡi, từ mức giá 11.700 đồng (giá điều chỉnh) hồi đầu tháng 3/2020 lên trên ngưỡng 57.000 đồng/cp hồi cuối tháng 10/2021.

Sau đó cổ phiếu HPG điều chỉnh giảm với đợt giảm đầu tiên từ cuối tháng 10/2021 cho tới cuối tháng 1/2022. Cổ phiếu HPG sau đó hồi phục và tiếp tục đợt điều chỉnh giảm thứ hai từ đầu tháng 3/2022 (khi đó mức giá 49.000 đồng/cp) xuống mức dưới 35.000 đồng/cp như hiện tại.

Trong khi đó vào tháng 3 vừa qua, số liệu của Forbes cho thấy, tỷ phú Trần Đình Long  tiếp tục duy trì vững chắc vị trí giàu số 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam và lần đầu tiên lọt top 1.000 tỷ phú giàu nhất trên thế giới, với tổng tài sản đạt 3,2 tỷ USD.

Ông Trần Đình Long vào danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh của Forbes kể từ 2018 và cuối 2020 vượt qua CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Long bứt phá kể từ khi HPG bước chân vào lĩnh vực thép xây dựng năm 2000. HPG lớn mạnh kể từ đó và liên tục ghi nhận sản lượng và thị phần thép tăng mạnh. Trong tháng 1/2022, HPG ghi nhận sản lượng thép xây dựng bán tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lên trên 380 nghìn tấn; xuất khẩu thép cũng tăng gấp 3 lần.

Thị phần thép xây dựng Hòa Phát tại Việt Nam tăng gần 6% trong vòng một năm lên 36,3%. Trong khi thép xuất khẩu chiếm 50% toàn ngành.

Ông trùm ngành thép có thể tiếp tục tăng sản lượng thép và xuất khẩu trong vài năm tới sau khi doanh nghiệp này vừa được cấp quyết định chủ trương đầu tư Dự án Hòa Phát Dung Quất 2, với tổng mức đầu tư 85 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.

Dù từng có mặt trong danh sách tỷ phủ vào năm 2018 với tài sản ròng 1,3 tỷ USD, nhưng mãi phải tới năm 2021, ông Trần Đình Long mới quay trở lại danh sách này cùng tài sản tăng vọt lên mốc 2,2 tỷ USD.

Được gọi bằng danh xưng "ông vua thép" của Việt Nam, ông Trần Đình Long có bằng cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kinh tế. Đến nay, tập đoàn Hoà Pháp do ông Long sáng lập đang là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Những ngày đầu khởi nghiệp, năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về, sau 6 năm bôn ba tìm hiểu về thị trường. Và cũng kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu. 

Bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1996, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. 

Và từ năm 1996 đến năm 2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.  Phải sau đến 8 năm, bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, vào năm 2000, "thép xây dựng" mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát.

Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát và đến nay, mục tiêu này đã trở thành hiện thực.

Ngày 6/10/2021, Hãng dữ liệu của Anh quốc Refinitiv Eikon (tiền thân là Thomson Reuters Data) công bố Top 30 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đứng thứ 15 trong danh sách này với mức vốn hóa 11 tỷ đô la Mỹ, lớn hơn vốn hóa của Tập đoàn Thép hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings.

Ngày 15/5 vừa qua, Forbes công bố danh sách Global 2000 năm 2022 bao gồm 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản và giá trị thị trường. Năm nay, Việt Nam có 5 đại diện vào danh sách Global 2000 của Forbes bao gồm: Vietcombank, VietinBank, Hòa Phát, BIDV và Techcombank.

Trong 5 doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách này, Hòa Phát là công ty có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, Vietcombank đứng đầu về vốn hóa thị trường và BIDV dẫn đầu về tài sản.

Đối với Hòa Phát, năm 2021 doanh thu và lợi nhuận của công ty đạt mức lần lượt là 150.865 tỷ đồng và 34.521 tỷ đồng. Đây được xem là mức kỷ lục trong lịch sử của doanh nghiệp cũng như của một công ty sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Năm 2021, Hòa Phát cũng là công ty có mức lãi sau thuế đứng vị trí thứ 2 toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2022, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 160.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tập đoàn đặt ra vào khoảng từ 25.000 – 30.000 tỷ đồng, giảm tương ứng 13-28% so với năm 2021.

Theo lý giải của ban lãnh đạo Hòa Phát cho biết, doanh thu năm nay dự kiến tăng nhẹ so với năm trước nhờ sản lượng của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, sản phẩm container và doanh thu từ mảng điện máy gia dụng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng nhận thấy nhiều thách thức khi giá nguyên nhiên liệu có xu hướng tăng, giá bán biến động không tương xứng và chi phí tài chính tăng do lãi suất, dẫn tới kế hoạch mục tiêu lợi nhuận sau thuế của tập đoàn giảm.

Theo kế hoạch, trong năm nay tập đoàn này sẽ hoàn thành các giấy tờ pháp lý và đầu tư xây dựng một phần Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và hoàn thành, đưa vào chạy thử Nhà máy sản xuất Container vào thời điểm cuối năm.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Nổi bật trang chủ
72 học sinh Đắk Lắk đoạt giải học sinh giỏi quốc gia
18 Tháng 01, 2025

Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024-2025, tỉnh Đắk Lắk có 72 em đoạt giải.

Đọc thêm
Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

Trường sư phạm ‘siết’ xét tuyển học bạ, nâng chất lượng đầu vào năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Nhiều trường sư phạm đã thông tin về phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó một số trường dự kiến bỏ phương thức xét...

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

Hoa hậu Lương Thùy Linh mang nước sạch cho trẻ em vùng cao

18 Tháng 01, 2025

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã bày tỏ nguyện vọng, được hỗ trợ cho trẻ em ở những nơi khó khăn nhất một môi trường...

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

Hoàng Anh Gia Lai đánh rơi chiến thắng trước TPHCM

18 Tháng 01, 2025

Bất phân thắng bại ở vòng 10, cả Hoàng Anh Gia Lai và TPHCM đều chưa thể cải thiện được vị trí trên bảng xếp...

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức 'live stream đổ thạch'

18 Tháng 01, 2025

Ngày 17/1, Công an tỉnh Yên Bái thông tin tìm nạn nhân bị lừa đảo qua hình thức “live stream đổ thạch"...

0.71358 sec| 2263.414 kb