Tìm hiểu tại sao bị nổi mụn bọc ở cằm
MỤC LỤC:
Mụn bọc ở cằm là gì?
Đối tượng dễ nổi mụn bọc ở cằm
Nguyên nhân gây nổi mụn bọc ở cằm
Có nên nặn mụn bọc ở cằm không?
Lưu ý chăm sóc da với những người hay bị nổi mụn bọc ở cằm
Mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn ở vùng cằm nổi lớn, gồ ghề, thường bắt đầu với những biểu hiện nổi mẩn đỏ, sưng tấy, có màu đỏ hồng, khi chạm vào đầu mụn có cảm giác cứng.
Mụn bọc ở cằm còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu ở ngay vùng nổi mụn hoặc khu vực da xung quanh, có khi gây cảm giác ngứa dữ dội.
Cằm cũng là nơi dễ nổi mụn bọc vì tại đây có nhiều tuyến mồ hôi và sợi bã nhờn, chúng hoạt động mạnh mẽ, dễ nổi mụn.
Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn lớn, sưng tấy
Đối tượng dễ nổi mụn bọc ở cằm
Ở bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng bị mụn bọc, tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có khả năng bị mụn bọc cao hơn:
Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, từ 14-20 tuổi.
Thời điểm trước, trong và sau khi hành kinh ở phụ nữ.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
Làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Chăm sóc da không đúng cách.
Nguyên nhân gây nổi mụn bọc ở cằm
Nguyên nhân gây mụn bọc là do vi khuẩn Cutibacteria Acnes (C. Acnes) có sẵn dưới da tấn công dẫn đến nhiễm trùng và viêm. Mụn bọc cũng thường xuất hiện khi tế bào chết, bã nhờn tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da.
Một số yếu tố khác gây mụn bọc ở cằm bao gồm:
Rối loạn nội tiết tố
Phần lớn, mụn bọc xuất hiện ở phụ nữ do thay đổi nội tiết tố, di truyền và căng thẳng. Nổi mụn ở cằm thường liên quan đến sự gia tăng androgen – một loại nội tiết tố. Androgen kích thích sản xuất bã nhờn (dầu tự nhiên trên da) dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và nổi mụn.
Tăng sinh tiết dầu
Nguyên nhân do sự gia tăng dầu thừa tự nhiên trên da mặt, khiến các tế bào da chết và vi khuẩn bị tắc trong lỗ chân lông, trở thành nguyên nhân sinh ra mụn bọc ở cằm.
Vì khi lỗ chân lông bị bít tắc và mồ hôi không thoát ra được sẽ dễ khiến da vùng cằm xuất hiện nhiều loại mụn khác nhau, trong đó có mụn bọc.
Vệ sinh da không đúng cách
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mụn, nhất là trong giai đoạn da mặt đang tăng sinh tiết dầu. Vệ sinh da không đúng cách có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da tích tụ ngày càng nhiều, sinh ra mụn, đặc biệt khu vực có nhiều tuyến bã nhờn như cằm.
Đặc biệt, mụn bọc ở cằm còn có nguyên nhân do bạn sử dụng sản phẩm vệ sinh da không phù hợp, có chứa xà phòng, chất tẩy mạnh hoặc độ pH cao, khiến cho da khô, làm tổn thương hàng rào bảo vệ, sinh ra mụn và nhiều vấn đề về da khác như nám, sạm…
Mỹ phẩm kém chất lượng
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là một phần nguyên nhân khiến da mặt sinh mụn, trong đó có mụn bọc ở cằm. Bên cạnh việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, việc lạm dụng mỹ phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn.
Thói quen nặn mụn bằng tay
Việc cố nặn mụn bằng tay còn dễ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn, nhất là mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ vì chúng dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, viêm, gây đau nhức, khó chịu hoặc sốt cao.
Nặn mụn bằng tay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm trầm trọng hơn tình trạng mụn bọc ở cằm.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học
Với những người thường xuyên ăn thức ăn cay, nóng, chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn có nguy cơ nổi mụn cao, đặc biệt mụn bọc ở cằm.
Bệnh cạnh việc ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng rất dễ sinh mụn bọc ở cằm.
Di truyền
Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh da liễu như viêm tiết bã nhờn, da dầu, mụn trứng cá,… thì thế hệ sau có nguy cơ bị mụn bọc cao hơn 80% so với người bình thường.
Có nên nặn mụn bọc ở cằm không?
Không! Nên tránh nặn mụn bọc ở cằm hay bất kỳ vị trí nào khác trên khuôn mặt. Mụn bọc trên cằm, mũi hoặc những nơi dễ thấy thường làm cho người bị mụn cảm thấy tự ti và lo lắng, soi gương liên tục sẽ khiến bạn muốn nặn mụn. Tuy nhiên, nặn mụn không phải là phương pháp điều trị mụn đúng cách.
Thực tế, việc nặn mụn bằng tay có thể gây ra tình trạng mụn bị sưng, thâm hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
Hãy đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được hỗ trợ trong việc nặn mụn và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Không nên nặn mụn bọc ở cằm
Lưu ý chăm sóc da với những người hay bị nổi mụn bọc ở cằm
Để chăm sóc da, người thường bị nổi mụn bọc ở cằm có thể làm theo một số lưu ý sau:
Rửa mặt đúng cách: Rửa mặt hai lần mỗi ngày với sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều hóa chất mạnh. Nên ưu tiên sữa rửa mặt không tạo bọt, không chứa xà phòng, có độ pH cân bằng, không mùi, không kích ứng da
Tránh sờ tay lên cằm: Thói quen sờ tay lên mặt có thể làm vi khuẩn từ tay lan sang da, dễ gây nhiễm trùng và làm mụn nặng thêm.
Dùng sản phẩm chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide: Những thành phần này giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm vi khuẩn gây mụn và chống viêm.
Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây bít lỗ chân lông (non-comedogenic) để da luôn mềm mại và giảm nguy cơ kích ứng.
Chú ý chế độ ăn uống: Tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, đường và các sản phẩm từ sữa, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mụn.
Điều chỉnh lối sống: Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và duy trì lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mụn do hormone gây ra.
Các biện pháp trên không chỉ giúp giảm mụn mà còn giữ cho làn da khỏe mạnh và sáng mịn hơn.
Sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, không chứa xà phòng, không tạo bọt có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Sữa rửa mặt Lenka Đặc điểm nổi bật: Thành phần: Cách dùng: Chú ý: Trường hợp da quá nhờn, trang điểm đậm, quá nhiều bụi bẩn thì rửa thêm một lần nữa. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm