I. Thế nào là da nổi mẩn đỏ ngứa?
Nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng có thể nhận thấy trên da với những đối tượng có da nhạy cảm hoặc cơ thể không đào thải được độc tố gây tích tụ chất độc trong cơ thể lâu ngày, từ đó phát ra ngoài vớ triệu chứng nổi mẩn.
Do đó, người bệnh có thể nhận biết được hiện tượng nổi mẩn do mỗi nguyên nhân sẽ có điểm nhận biết khác nhau, thời gian xuất hiện và tần suất lặp lại cũng khác nhau.
Thông thường, các vết nổi mẩn xuất hiện trên bề mặt da vùng cánh tay, chân, lưng… hoặc có nhiều trường hợp nốt mẩn đỏ ở khắp cơ thể, dẫn tới ngứa ngáy toàn thân, khiến người bệnh có xu hướng gãi để mang lại cảm giác thoải mái, tuy nhiên, điều này sẽ làm da dễ dàng bị tổn thương, nhiều trường hợp gãi quá mạnh sẽ khiến da có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Để có thể xác định được bản thân đang trong trường hợp nặng hay nhẹ, người bệnh có thể để ý tới các dấu hiệu sau:
- Nhẹ: Xuất hiện ít và có thể hết sau vài giờ.
- Nặng: Mẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện ở toàn thân, có trường hợp còn xuất hiện thêm các nốt mụn nước, mủ có thể kèm theo tình trạng khó thở, tức ngực, mệt mỏi, nguy hiểm có thể ngất xỉu.
II. Nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
1. Dị ứng
Tình trạng dị ứng là nguyên nhân thường được người bệnh nghĩ đến đầu tiên khi cơ thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Có nhiều loại dị ứng, tùy thuộc vào thời gian đó chúng ta có tiếp xúc với thứ gây dị ứng không, cụ thể như đồ ăn, mỹ phẩm, thời tiết, lông động vật…
Khi xuất hiện dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra hàm lượng histamin gây ra các nổi mẩn ngứa, mề đay trên da.
2. Bệnh về da
2.1 - Bệnh nổi mề đay
Nổi mề đay là trên da nổi các vết mẩn đỏ và các nốt mẩn nổi lên, lằn rõ trên da, kích thước có thể không giống nhau, có thể nằm trên toàn bộ bề mặt da nhưng rải rác không tụ lại theo mảng lớn trên cùng một vị trí.
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa này có thể sẽ thay đổi đột ngột trên da nếu cơ thể bị tác động từ môi trường bên ngoài, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
2.2 - Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu thường xuất hiện ở trẻ em, có một số trường hợp trẻ em sinh ra đã mắc phải căn bệnh này và có thể sống chung với bệnh cho tới khi trưởng thành.
Ngoài hiện tượng da nổi mẩn đỏ, thì còn có thể xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, da khô và dễ xuất hiện tình trạng các nốt mẩn dày lên, da bị bong tróc.
2.3 - Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến xuất hiện với nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra rằng bệnh có thể là do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể, do tế bào da cũ chưa thay hết thì lớp da mới đã xuất hiện. Điều này làm tế bào da tích tụ lại với nhau thành từng mảng dày, ngứa ngáy và có mảng màu nổi mẩn đỏ ngứa trên da.
Bên cạnh đó, có thể do các nguyên nhân làm cho cơ thể bị rối loạn tự miễn như yếu tố di truyền, tâm lý căng thẳng, stress, hút thuốc…
Có nhiều dạng bệnh vảy nến khác nhau, nhưng tình trạng vẩy nến nổi mẩn đỏ trên da và toàn bộ bề mặt da là phổ biến nhất. Với bệnh này, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần tới thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
2.4 - Bệnh nấm da
Nấm da là tình trạng da bị nhiễm nấm và nó có thể dễ dàng lây nhiễm qua:
- Lây nhiễm từ người sang người.
- Lây nhiễm từ động vật sang người khỏe mạnh.
- Tiếp xúc với đồ vật đã bị nhiễm nấm hoặc nơi nấm tồn tại, phát triển.
- Tiếp xúc với các bề mặt như sàn nhà, ghế ngồi có nấm.
Bệnh này có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi trên da như kem bôi, gel, thuốc mỡ hoặc uống thuốc trị nấm.
Tình trạng nấm da này, người bệnh có thể hoàn toàn phòng tránh được nó nếu biết cách sinh hoạt sạch sẽ.
2.5 - Bị ghẻ khiến da nổi mẩn đỏ ngứa
Bệnh ghẻ là một loại rệp gây ra, loài vật có thể tồn tại và phát triển trên vùng da gây ngứa ngáy, khó chịu, lâu ngày có thể gây ra lở loét, nhiễm trùng.
Việc dùng thuốc điều trị là yếu tố cần thiết, ngoài ra thì sinh hoạt phải sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ hoặc khăn ướt có thể lau.
2.6 - Bệnh viêm da tiếp xúc
Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với những thành phần có chứa chất tẩy rửa, hóa chất… ban đầu vị trí kích ứng chỉ xuất hiện ở vị trí tiếp xúc nhưng nếu với cơ địa nhạy cảm có thể dễ dàng lan ra toàn thân khiến cơ thể nổi mẩn và ngứa khó chịu.
Viêm da tiếp xúc xuất hiện lớn mẩn đỏ giống như vết ngứa do muỗi cắn, nổi lên so với bề mặt da.
3. Bệnh lý bên trong cơ thể
Một số bệnh lý tiềm ẩn sẽ xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa, cụ thể như:
3.1. Bệnh lý về gan
Gan trong cơ thể có chức năng giúp cơ thể đào thải được độc tố, khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị ảnh hưởng khiến độc tố trong cơ thể tích tụ lại dễ gây ra các hiện tượng như nổi mẩn, mề đay, nhiệt miệng… Nếu không cải thiện sớm tình trạng này, lâu ngày sẽ chuyển biến thành bệnh viêm gan, suy gan, xơ gan…
3.2. Bệnh lý về thận
Thận đối với cơ thể cũng là một bộ phận có chức năng bài tiết cơ thể, thận giúp loại bỏ độc tố trong máu và đẩy nó ra ngoài bằng đường nước tiểu.
Theo nghiên cứu, mỗi giờ thận phải có chức năng lọc đủ 2 lít máu. Do đó, khi người bệnh phải đối mặt với bệnh suy thận, viêm thận quá trình đào thải độc bị trì hoãn, dẫn tới lượng chất độc tích tụ lại và theo máu tản ra khắp cơ thể. Nó có thể cảnh báo tới người bệnh bằng việc xuất hiện các nốt phát ban trên bề mặt da đỏ, ngứa ngáy, mụn nước.
3.3. Bệnh tiểu đường
Bệnh này khiến lượng đường trong máu tăng cao, khiến cơ thể dễ dàng bị mất nước và ảnh hưởng tới khả năng tưới máu cho da, ngoài ra bệnh còn dễ dẫn tới nhiều dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó, dẫn tới khô da, ngứa ngáy khó chịu.
3.4 Bệnh suy giáp
Bệnh này khiến các hoạt động trao đổi chất, ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa, từ đó làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, khiến da bị ảnh hưởng và xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa, da trở nên khô ráp và có thể kèm theo tình trạng đau nhức.
3.5. Nhiễm giun sán
Khi giun, sán xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa hoặc qua da, nó không chỉ lấy đi các dưỡng chất mà cơ thể cần được dung nạp mà nó còn khiến làn da bị tổn thương dẫn tới xuất hiện các mảng nổi mẩn đỏ ngứa trên da.
Vì giun sán có thể dễ dàng xâm nhập và tồn tại trong cơ thể, do đó mỗi người cần tuân thủ việc tẩy giun 6 tháng/lần. Đặc biệt là trẻ em, tránh để cho con nghịch bẩn dưới đất rồi không vệ sinh tay sạch sẽ.
3.6. Bệnh lý thần kinh
Tình trạng này cụ thể là bệnh zona thần kinh và do một loại virus gây ra, nó xâm nhập vào cơ thể và tồn tại trong các dây thần kinh và hạch thần kinh. Cũng như các tình trạng khác triệu chứng của zona thần kinh cũng khiến da xuất hiện các nốt mẩn ngứa, nóng rát.
4. Một số nguyên nhân khác
4.1. Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, khi đối mặt với tình trạng này, hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị nhầm lẫn do đó sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại. Bệnh này cũng khiến trên cơ thể xuất hiện những đốm mẩn đỏ.
4.2. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa do mang thai
Phụ nữ mang thai cũng có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa, có thể là do vấn đề nội tiết bị thay đổi, có thể là do căng thẳng, dị ứng món ăn…
4.3. Nhiễm virus siêu vi
Khi loại virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, mệt mỏi và kèm theo đó là cơ thể xuất hiện các nốt phát ban. Tùy vào mỗi người, bệnh có thể khỏi trong vòng từ 3 - 7 ngày. Bệnh sẽ có xu hướng nghiêm trọng nếu người bệnh không điều trị để cải thiện triệu chứng kịp thời làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
III. Cách xử lý khi bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da
Các vết nổi mẩn đỏ ngứa ở dạng nhẹ có thể xuất hiện rải rác và không đi kèm các triệu chứng khác thì người bệnh có thể vừa điều trị ngoài da, vừa theo dõi thêm các triệu chứng khác.
Nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời:
- Các nốt phát ban xuất hiện ngày một nhiều.
- Do ngứa ngáy, kèm theo các triệu chứng sưng đỏ, sốt, các nốt mụn nước xuất huyết…
- Các nốt mẩn đỏ gây đau, khó chịu.
- Các nốt mụn nước có khả năng lan to hơn.
- Làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Mẹo dân gian trị mẩn đỏ, ngứa ngáy do ông cha ta truyền lại:
Nước muối: Pha loãng hỗn hợp nước muối để vệ sinh vùng da bị tổn thương.
Tắm nước mát: Giúp dịu cơn ngứa ngáy, loại bỏ bụi bẩn bám ở lỗ chân lông.
Các loại lá như tía tô, khế chua, rau má… có thể xay ra hoặc để nguyên đun lên lấy nước rồi hòa tan với nước mát để tắm.
Thuốc Tây trị nổi mẩn đỏ ngứa:
Sử dụng các loại thuốc Tây giúp cơ thể ngăn chặn quá trình sản sinh histamin sẽ giúp khắc phục được tình trạng này nhanh chóng.
Thuốc kháng Histamin: Ngăn chặn sự sản sinh Histamin lên thụ thể H1, từ đó các nốt mẩn đỏ được khắc phục hiệu quả.
Thuốc chứa Corticosteroid: Với tác dụng điều trị ngứa, chống viêm tại vị da bị tổn thương nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì có thể làm mỏng da, tổn thương da khác.
Kem đặc trị: Làm dịu mát các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và khắc phục các vấn đề trên da.
Thuốc Đông y trong điều trị nổi đỏ mẩn ngứa:
Người bệnh có thể lựa chọn thuốc Đông y từ những loại dược liệu tự nhiên, các bài thuốc có tác dụng cân bằng âm dương, hỗ trợ cải thiện chức năng của lục phủ ngũ tạng, từ đó lấy lại khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.
Các bài thuốc Đông y với hiệu quả tốt, an toàn không gây hại, nhưng tác dụng chậm nên người bệnh cần có tính kiên trì thì mới cảm nhận được hiệu quả thực sự.
Nhờ tới Viên giải độc Ngự y mật phương được sản xuất theo chuẩn Đông y thế hệ 2, tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO, đạt giải Vàng chất lượng Quốc Gia. Sản phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc tăng cường chức năng phân giải, giúp cơ thể đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt, Viên giải độc giúp mát gan, bổ gan phục hồi chức năng gan, từ đó ngăn ngừa độc tố tái phát, hạn chế dị ứng, mề đay, nổi mẩn đỏ ngứa toàn cơ thể.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm