Học phí:Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của địa phương.
Bảo hiểm y tế: Theo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh bằng 4,5% nhân mức lương cơ sở nhân với số tháng tham gia tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng).
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của học sinh bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, phần còn lại 70% học sinh tự đóng.
Số tiền học sinh tự đóng được tính như sau: 1.490.000 đồng x 4,5% x 70%=46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.
Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường (thỏa thuận giữa cha mẹ với nhà trường) được quy định theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu:
Theo Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú… thực hiện tùy quyết định của từng tỉnh, thành.
Học phẩm cho học sinh mầm non: Tùy từng tỉnh, thành.
Nước uống học sinh: Tùy từng nơi. Ví dụ hiện tại các trường tại Hà Nội đang được thu tối đa 12.000 đồng/tháng.
Trước đó, trong công văn gửi giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành ngày 29/8 về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh về việc công khai các khoản thu, chi, thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính. Đây là động thái được Bộ GD&ĐT trước thềm năm học mới hàng năm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm