Nhiều chị em chia sẻ, ngoài việc không phải gặp “chị nguyệt” và đau bụng kinh hằng tháng, thì thai kỳ quả là thời gian tràn đầy lo lắng. Việc biết được những dấu hiệu nguy hiểm đối với thai nhi sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe thai kỳ của mình.
1. Chảy máu âm đạo
Những dấu hiệu nguy hiểm với thai nhi mẹ bầu cần biết như chảy máu âm đạo khi đang mang thai có thể là một dấu hiệu dọa sảy. Vì thế, mẹ cần ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Lưu ý, nếu không thể đi lại bằng taxi hãy chọn những tư thế ngồi khép chân, tránh đi đường bị sóc và di chuyển nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất có thể.
2. Đau lưng đặc biệt nghiêm trọng
Đau lưng là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu bởi sự lớn lên của em bé gây chèn ép đến các dây thần kinh, cơ xương vùng chậu, thắt lưng.
Tuy nhiên, nếu bị đau lưng quá mức chịu đựng thì có thể là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Các cơn đau này có thể cảnh báo một vài nhiễm trùng ở thận, bàng quang, dấu hiệu dọa sinh non hay thậm chí sảy thai.
3. Dịch bất thường ở vùng kín
Dịch ở vùng kín của một mẹ bầu khỏe mạnh thường trong, không mùi, hơi dính, nếu như mẹ bầu phát hiện những bất thường như dịch có mùi hôi, tanh, mùi máu, đau bụng dưới cần đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm tử cung, cổ tử cung mở sớm dọa sinh non.
4. Thai nhi ít chuyển động hơn bình thường
Các mẹ bầu ở tuần từ 16 -1 8 đều có thể cảm nhận rõ nét những cử động của em bé và sự chuyển động này sẽ ngày càng mạnh mẽ lên và với tần suất lớn hơn theo thai kỳ, trung bình mỗi 2 giờ khoảng 10 lần.
Nếu như số lượng các cử động ít hơn hãy lưu tâm và đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy em bé bị thiếu oxy hay không còn cử động. Thực tế có nhiều bà mẹ mất con chỉ trong vài giờ không thấy thai nhi chuyển động.
5. Các cơn co thắt xuất hiện ở thời kỳ đầu của 3 tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai lần đầu, các mẹ bầu thường có thể cảm nhận các cơn co bóp tử cung. Tuy nhiên, cần phân biệt các cơn co bóp bình thường với các cơn co dọa sinh non.
Các cơn co bóp bình thường diễn ra không đều đặn, không dồn dập và không gia tăng về cường độ. Ngược lại, những cơn co bóp dọa sinh non thường lặp đi lặp lại theo chu kỳ khoảng 10 phút và gia tăng về cường độ, mẹ bầu cần phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.
6. Ra nước ối
Trong thai kỳ, bạn cảm giác được chất lỏng bất thường mà không phải nước tiểu thì rất có thể đó là hiện tượng rỉ ối.
Điều quan trọng là bạn cần quan sát và cảm nhận đây có phải là nước tiểu không, nếu nhất thời không xác định được, hãy đi tiểu sạch nếu như vẫn thấy có chất lỏng chảy ra thì đó là rỉ ối, bạn cần đến khám ở bệnh viện chuyên khoa sản.
7. Dấu hiệu phù nề, nhức đầu, nhìn kém
Vào khoảng tuần thai 20 trở đi, bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu tiền sản giật bởi chúng vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do sản phụ bị cao huyết áp và dư thừa protein trong tử cung. Các bác sĩ khuyên các thai phụ cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thường xuyên và xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền sản giật.
8. Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều
Tiểu đường thai kỳ là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu không đủ. Mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi.
Trong khi đó, các thuốc điều trị tiểu đường thường ảnh hưởng đến em bé nên các bác sĩ hiếm khi kê đơn mà chỉ có những hướng dẫn trong chế độ ăn uống để ổn định lượng đường trong cơ thể mẹ.
Tiểu đường thai kỳ có thể để lại những biến chứng nặng đối với mẹ và em bé như: băng huyết, tiền sản giật, sản giật,...(với mẹ) và tử vong chu sinh, suy hô hấp, hạ đường huyết sau sinh… (với em bé).
9. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
Trong thời kỳ mang thai, nếu thỉnh thoảng mẹ bầu bị chuột rút thì có thể đây là dấu hiệu của thiếu hụt canxi. Tuy nhiên, các cơn chuột rút kèm đau bụng từng cơn, chảy máu âm đạo, đau cổ tử cung có thể đang là dấu hiệu nhau thai bị đứt.
Đây là hiện tượng nhau thai bị kéo ra ngoài thành tử cung lấy đi oxy của bào thai. Nếu bị nhẹ, người mẹ nên được nghỉ ngơi nhiều, tránh đi lại nhưng nếu trường hợp nặng, có khả năng mẹ sẽ phải sinh con sớm nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
10. Huyết áp cao
Đây là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hay tiền sản giật. Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, người mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu ở bà bầu, đau dạ dày… Đây chính là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ có thể phải sinh em bé sớm.
Trên đây chỉ là những dấu hiệu điển hình của một trong số vô vàn những nguy hiểm trong thai kỳ mà mẹ bầu cũng như thai nhi phải đối mặt. Mặc dù vậy, khi mang thai mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng bởi mỗi ngày đều có hàng triệu em bé được sinh ra an toàn và khỏe mạnh.
Hơn hết, phụ nữ có ý định mang thai cần chuẩn bị tốt cho sức khỏe của mình đồng thời chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho quá trình thai nghén để có một thai kỳ an toàn, mạnh khỏe.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm