Trao đổi trên báo Sức khỏe & đời sống, ngày 9/5, TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa - Trưởng khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương - cho hay, tới nay, dù đã phát hiện tới gần 300 trường hợp trẻ mắc viêm gan cấp tính trên hơn 20 nước trên thế giới nhưng nguyên nhân, dịch tễ, nguồn lây và đường lây bệnh này thực sự chưa rõ ràng.
Bệnh xảy ra ngay ở trẻ còn rất nhỏ (từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi). Tuy vậy, hầu hết bệnh nhi được phục hồi hoàn toàn, chỉ có một số trường hợp chuyển nặng, đặc biệt có gần 10% phải ghép gan.
Thông tin trên Lao động cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 169 trường hợp viêm gan cấp tính ở trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi tại 12 quốc gia, trong đó đã có 1 bệnh nhi tử vong và 17 bệnh nhi phải ghép gan. Các trường hợp bệnh tập trung chủ yếu tại Anh (114 ca), Tây Ban Nha (13), Israel (12), Mỹ (9) và một số quốc gia Châu Âu. Khu vực Châu Á cũng đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 25/4/2022.
Cụ thể, các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (như virus viêm gan A, B, C, D và E).Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu cho biết hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra đang được diễn ra. Tuy nhiên các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
Theo TS Hoa, Adeno virus phát hiện ở 30% (trên tổng số 228 trẻ) số ca bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân. Riêng ở Mỹ, cập nhật tới ngày 6/5 có tới 50% ca bệnh dương tính với Adeno virus chủng 41. Adeno là virus đã được phát hiện từ 1953 với 57 tuýp với 7 loài. Ở người, virus này có thể gây bệnh với nhiều dạng tổn thương.
Theo thống kê của WHO, các trường hợp mắc bệnh đều có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, men gan tăng cao rõ rệt và đa số trong số bệnh nhi không sốt. Các trường hợp trẻ em mắc bệnh viêm gan cấp tính đã được thống kê xảy ra tại những nơi có sự lưu hành cao virus Adeno (virus gây bệnh đường hô hấp). Trong quá trình xét nghiệm các trường hợp bệnh viêm gan cấp tính này, Adenovirus đã được phát hiện trong 74 trường hợp (chiếm tỷ lệ khá cao), khi làm xét nghiệm sinh học phân tử chuyên sâu đã có 18 trường hợp được xác định thuộc type F 41.
Theo Sức khỏe & đời sống, hiện nay, Việt Nam chưa xuất hiện ca viêm gan cấp ở trẻ nào, tuy nhiên khả năng virus vào Việt Nam là rất cao và khó tránh khỏi. Do đó các bác sĩ, nhân viên y tế cần cảnh giác để phát hiện và báo cáo ca bệnh, cập nhật thông tin trên thế giới cha mẹ theo dõi triệu chứng ở trẻ.
Khi trẻ có dấu bị vàng da, tiểu sẫm màu hoặc có thêm sốt và một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, quấy khóc nhiều… cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám và kiểm tra các chỉ số có liên quan đến bệnh của trẻ.
Người nhà tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bởi vì, khi gan đã bị tổn thương nếu dùng thuốc có ảnh hưởng xấu đến gan thì vô cùng nguy hiểm cho gan (ví dụ dùng thuốc Paracetamol rất có hại cho gan).
Với trẻ từ 0 -16 tuổi, khi có các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để thăm khám, giám sát y khoa:
- Trẻ sốt nhẹ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
- Trẻ mệt mỏi
- Trẻ có dấu hiệu vàng da. Ban đầu, vàng da có thể xuất hiện ở củng mạc mắt (phần lòng trắng của mắt). Sự thay đổi màu sắc này dễ dàng nhận biết dưới ánh sáng mặt trời.
Liên quan đến dấu hiệu cảnh báo viêm gan bí ẩn ở trẻ, trao đổi trên Vnexpress, bác sĩ Lê Thanh Phuông, Trưởng Đơn vị chuyên khoa gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, một số dấu hiệu khác cảnh báo chưa thể lý giải này là trẻ cảm thấy mệt mỏi bất thường mọi lúc; cảm thấy không khỏe; ăn mất ngon, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa; đau cơ và khớp,...
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm