2 Ngân hàng TMCP lớn nhất hệ thống (BIDV, Vietcombank) vẫn là những ngân hàng “chi đậm” nhất cho nhân viên, tổng cộng 30.923 tỷ đồng, tăng từ 8-12% tùy ngân hàng. Khối này cũng đồng thời chiếm hơn 35% chi phí nhân viên của các ngân hàng trong danh sách.
Riêng năm 2021, BIDV là ngân hàng chi nhiều nhất với 11.326 tỷ, tăng 13%. VietinBank xếp thứ hai với mức chi 10.011 tỷ, tăng 8%. Theo sau là Vietcombank, chi hơn 9.586 tỷ cho nhân viên, tăng 11%.
Ở 2 ngân hàng này, việc tăng chi phí cho nhân viên đến từ cả 2 động lực đó là tăng quy mô nhân sự và tăng thu nhập bình quân cho mỗi nhân viên. Trong đó, tăng mạnh nhất về thu nhập bình quân nhân viên là BIDV (tăng 11%), tăng mạnh nhất về quy mô nhân viên là Vietcombank (tăng 7%).
Tiếp sau là 5 ngân hàng MB, Techcombank, VPBank, Sacombank, ACB. Mỗi ngân hàng cũng đã chi hơn 5.000 tỷ cho các nhân viên. Mức chi lần lượt là MB (6.710 tỷ, tăng 12%), Techcombank (6.365 tỷ, tăng 24%), VPBank (6.231 tỷ, giảm 7%), Sacombank (6.105 tỷ, tăng 6%), ACB (5.129 tỷ, tăng 18%).
Chi phí nhân viên của 4 ngân hàng ghi nhận tăng đến từ các các động lực khác nhau, có 3 ngân hàng tăng chi phí thông qua việc tăng cả về quy mô và thu nhập cho nhân viên (MB, Techcombank, ACB), Sacombank thì chọn đánh đổi giữa quy mô và thu nhập nhân viên khi tăng thu nhập cho mỗi nhân viên nhưng lại giảm quy mô nhân sự.
3 ngân hàng có mức chi từ 3.000 đến dưới 5.000 tỷ gồm HDBank (chi 3.790, tăng 7%), VIB (chi 3.594 tỷ, tăng 11%), SHB (chi 3.048 tỷ, tăng 13%).
Được biết, việc tăng chi phí của VIB đến từ mở rộng quy mô. Trong năm qua, thu nhập bình quân mỗi nhân viên ngân hàng này giảm khoảng 5% nhưng quy mô nhân sự lại tăng đến 17%, mức tăng này cũng đã đưa VIB thành ngân hàng mở rộng quy mô nhân sự mạnh nhất năm qua.
HDBank và SHB lại chọn tăng cả quy mô và thu nhập cho mỗi nhân viên. Theo đó, HDBank có quy mô tăng 2%, thu nhập mỗi nhân sự tăng 5%. SHB quy mô tăng 1%, thu nhập mỗi nhân sự tăng 12%.
Có 6 ngân hàng nằm trong danh sách chi từ 1.000 đến dưới 3.000 tỷ. Đứng đầu là LienVietPostBank (chi 2.737 tỷ, tăng 22%), TPBank (chi 2.538 tỷ, tăng 13%), MSB (chi 2.397 tỷ, tăng 15%), NamABank (chi 1.333 tỷ, tăng 73%), SeABank (chi 1.317 tỷ, tăng 12%), ABBank (chi 1.061 tỷ, tăng 14%).
NamABank là nhà bang chịu chi nhất trong hệ thống các ngân hàng, khi mà trong năm qua thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng này đã tăng gần 53%, quy mô nhân sự tăng 13%.
Mức chi từ 500-1.000 tỷ có 5 ngân hàng, KienLongBank (chi 761 tỷ, tăng 21%), BacABank (756 tỷ, tăng 5%), VietBank (620 tỷ, tăng 2%), VietCapitalBank (chi 554 tỷ, tăng 30%), NCB (chi 508 tỷ, tăng 29%).
Các thành viên của nhóm đều ghi nhận tăng số lượng nhân viên. Về thu nhập, trừ BacABank và VietBank giảm thu nhập mỗi nhân viên lần lượt 6% và 3%, các thành viên còn lại đều tăng từ 18%-24%, tùy ngân hàng.
Có 5 ngân hàng với mức chi lần lượt, VietABank ( chi 311 tỷ, tăng 7%), SaiGonBank (chi 363 tỷ, tăng 27%), OCB (chi 375 tỷ, giảm 25%), PGBank (chi 395 tỷ, tăng 9%), Eximbank (chi 401 tỷ, tăng 14%).
Giao dịch tại ngân hàng Bản Việt.
OCB là ngân hàng giảm chi phí nhân viên mạnh nhất trong số 27 ngân hàng, giảm 2% về quy mô, 23% về thu nhập bình quân nhân viên. VietABank và PGBank là 2 ngân hàng duy trì được cả 2 động lực tăng trưởng ở cả quy mô lẫn tăng thu nhập cho các nhân viên. Eximbank và SaiGonBank tuy ghi nhận giảm về quy mô nhưng tăng thu nhập nhân viên khá tốt. Cũng phải lưu ý ở nhóm này là Eximbank giảm nhiều nhân sự nhất trong 27 ngân hàng, đồng thời 2021 cũng là năm thứ 2 mà ngân hàng này ghi nhận giảm về quy mô nhân sự.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm