Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Nhiều người thắc mắc hệ miễn dịch là gì mà giúp bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm bệnh. Lời giải và các mẹo giúp chúng ta tăng cường miễn dịch trong khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại.

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phát huy khả năng bảo vệ chúng ta khi bị ốm

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp kết hợp các tế bào, cơ quan, protein và mô cho phép bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. 
 
Khi hệ miễn dịch làm việc bình thường, chúng có khả năng phân biệt được mô khỏe mạnh với các chất có hại đối với cơ thể. Khi phát hiện một tác nhân gây hại, hệ thống sẽ tạo ra một loạt phản ứng miễn dịch – kết hợp nhiều yếu tố để bảo vệ cơ thể. Hệ miễn dịch cũng có khả năng nhận ra và loại bỏ tế bào bị chết hoặc lỗi. 
 
Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng hoạt động đúng cách. Đôi khi chúng không thể hoạt động hiệu quả bởi gặp phải một số tình trạng sức khỏe hoặc khi sử dụng thuốc ảnh hưởng tới cách hoạt động của hệ thống.
 
Trong các bệnh tự miễn và phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn mô khỏe mạnh là mô không khỏe và khởi động cuộc tấn công không đáng có dẫn tới nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Nhận biết các thành phần trong hệ miễn dịch của cơ thể

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Hệ miễn dịch là hệ thống kết hợp nhiều thành phần trong cơ thể
Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần sau:

- Bạch cầu

- Lá lách

- Tủy xương

- Hệ bạch huyết

- Tuyến ức

- Amidan

- Ruột thừa

Các tế bào bạch cầu lưu thông trong máu và mạch bạch huyết.
 
Hệ bạch huyết tạo thành một mạng lưới tương tự như các mạch máu. Chúng mang một chất gọi là bạch huyết thay vì máu. Bạch huyết là chất lỏng đem theo các tế bào miễn dịch tới các khu vực cần chúng.
 
Các tế bào bạch cầu liên tục tìm kiếm mầm bệnh. Khi tìm thấy một tế bào, chúng bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu tới các tế bào khác để thực hiện hành động tương tự. Cơ thể lưu trữ các tế bào bạch cầu ở những nơi khác nhau, gọi là cơ quan bạch huyết.
 
Một số cơ quan bạch huyết trong cơ thể bao gồm:
 
- Tuyến ức: Một tuyến phía sau xương ức, nơi các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho trưởng thành.
- Lá lách: Cơ quan phía trên bên trái của bụng nơi các tế bào miễn dịch tập trung và hoạt động.
- Tủy xương: Mô mềm ở trung tâm của xương tạo ra các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
- Các hạch bạch huyết: Đây là các tuyến nhỏ hình hạt đậu trên khắp cơ thể, đặc biết ở cổ, nách, háng và bụng. Chúng liên kết thông qua các mạch bạch huyết. Các tế bào miễn dịch tập trung trong các hạch bạch huyết và phản ứng khi có kháng nguyên. Điều này gây ra sưng tấy.
- Amidan, vòm họng và ruột thừa: Đây là những cửa ngõ để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì vậy mô bạch huyết cũng ở đó.

Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch là gì?

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Hệ miễn dịch sẽ có phản ứng khi trẻ nhiễm phải vi rút gây bệnh
 
Hệ miễn dịch cần được phân biệt lành mạnh từ các tế bào và mô không khỏe mạnh để hoạt động hiệu quả. Cơ chế hoạt động là thực hiện các phản ứng miễn dịch bằng cách nhận ra các tín hiệu gọi là DAMPS – mẫu phân tử nguy hiểm.
 
Tổn thương tế bào có thể xuất hiện vì nhiều lý do, bao gồm:
- Các tác nhân truyền nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc vi rút
- Chất độc, như vết cắn hoặc vết chích
- Tổn thương vật lý không nhiễm trùng, ví dụ như bỏng
- Vấn đề di truyền trong tế bào, như là
 
Kháng nguyên là bất kỳ chất nào có thể gây ra phản ứng miễn dịch.
Trong nhiều trường hợp, kháng nguyên là vi khuẩn, nấm, vi rút, độc tố hoặc dị vật. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu tế bào bị lỗi hoặc chết.
Hệ miễn dịch phát hiện ra các mẫu phân tử liên quan tới mầm bệnh – PAMPs – trong kháng nguyên. Bằng cách này, các bộ phận khác nhau của hệ miễn dịch nhận ra kháng nguyên là kẻ xâm lược và khởi động cuộc tấn công.

Hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện như thế nào?

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Trẻ đã bị sởi 1 lần sẽ hiếm có khả năng mắc bệnh lần 2
 
Nhìn chung, hệ miễn dịch sẽ tăng lên sau khi bạn tiếp xúc với các loại mầm bệnh khác nhau. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết chúng ta đều đã tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch tốt hơn.
 
Sau khi cơ thể tạo ra kháng nguyên, hệ miễn dịch sẽ lưu lại một bản sao để khi kháng nguyên đó xuất hiện trở lại thì sẽ có phản ứng nhanh hơn để xử lý nó.
Một số bệnh như sởi sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu mắc phải, đây là lý do mà các chuyên gia y tế yêu cầu tiêm phòng sởi đúng lịch. Bởi một người đã tiêm phòng sởi thì họ sẽ không có khả năng nhiễm bệnh.
 
Nếu một người chưa tiêm phòng sởi nhưng đã mắc sởi một lần thì cũng sẽ hiếm có khả năng mắc lại. Trong cả hai trường hợp, cơ thể đều lưu trữ kháng thể sởi. Kháng thể sẵn sàng tiêu diệt vi rút vào lần tiếp theo khi nó xuất hiện. Đây chính là chức năng của hệ miễn dịch.
 
Có 3 loại miễn dịch ở người:
- Miễn dịch bẩm sinh: Đối với người thì hệ miễn dịch bẩm sinh ám chỉ các rào rản bên ngoài cơ thể chúng ta – là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp chống lại mầm bệnh – như da và màng nhầy của cổ họng và ruột. Nếu mầm bệnh cố tìm cách vượt qua hệ miễn dịch bẩm sinh, đại thực bào sẽ tấn công chúng. Đại thực bào cũng tạo ra các chất gọi là cytokine làm tăng phản ứng viêm.
- Miễn dịch thích ứng (miễn dịch thu được): Khả năng bảo vệ của một người khỏi mầm bệnh phát triển nhờ tiêm chủng hoặc tiếp xúc với các bệnh khác nhau.
- Miễn dịch thụ động: Là loại miễn dịch tạm thời do nhận được từ một người khác. Ví dụ như trẻ sơ sinh nhận được kháng thể của người mẹ thông qua nhau thai trước khi sinh và trong khi được bú mẹ. Khả năng miễn dịch thụ động sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ đầu đời.

Lời khuyên giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể

Để tăng cường hệ miễn dịch chung của cơ thể, chúng ta nên thực hiện các mẹo dưới đây:
 
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và có lợi cho sức khỏe với nhiều trái cây, rau xanh cùng với thịt nạc.
- Hạn chế các đồ ăn nhiều muối, dầu, đường và rượu.
- Tập thể dục thường xuyên
- Ngủ đủ giấc
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng
- Tránh hút thuốc hoặc cai thuốc đối với người đang hút
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm đúng thời hạn và số lượng mũi.
- Sử dụng sản phẩm từ Đông y giúp bồi bổ khí huyết tăng cường đề kháng: Trong Đông y, từ xa xưa ông cha ta đã kết hợp hài hòa các thảo dược quý giúp bồi bổ khí huyết nhằm tăng đề kháng cho cơ thể. Sản phẩm khuyên dùng để giúp tăng cường sức đề kháng giúp tăng khả năng chống chịu bệnh và phòng ngừa nhiễm bệnh. Hiện sản phẩm đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP sản xuất hàng loạt dưới dạng viên nén bao phim hiệu quả.
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
TĂNG ĐỀ KHÁNG NHẤT NHẤT

Nhận biết hệ miễn dịch là gì và cách tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Công dụng: 
Hỗ trợ bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng do cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Người khí huyết kém, sức yếu, suy giảm sức đề kháng.
- Người hay ốm, cảm cúm. 
- Trẻ em dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.
 
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Những nguyên nhân khiến gan bị nóng và cách chữa nóng gan tại nhà

Những nguyên nhân khiến gan bị nóng và cách chữa nóng gan tại nhà

12-10-2024 16:33

Nóng gan xảy ra khi gan tích tụ quá mức độc tố, ảnh hưởng và làm suy giảm chức năng gan. Gan bị nóng không được “hạ nhiệt” có thể gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Nổi bật trang chủ
Màn tương tác gây 'sốt' của ông Nawat với Hoa hậu Thùy Tiên
12 Tháng 10, 2024

Sau chia sẻ của Thùy Tiên, ông Nawat đã có động thái gây chú ý không kém khi công khai đăng tải lại bài viết của Miss Grand International 2021.

Đọc thêm
Coi chừng kỳ thi riêng 'lợi bất cập hại'

Coi chừng kỳ thi riêng 'lợi bất cập hại'

12 Tháng 10, 2024

Nhiều năm nay, kỳ thi riêng được xem là tạo thêm cơ hội cho thí sinh khi tham gia xét tuyển đại học.

HLV Kim Sang Sik tiết lộ ai sẽ vắng mặt ở trận ĐT Việt Nam đấu Ấn Độ?

HLV Kim Sang Sik tiết lộ ai sẽ vắng mặt ở trận ĐT Việt Nam đấu Ấn Độ?

12 Tháng 10, 2024

HLV Kim Sang Sik và tiền đạo Nguyễn Đình Bắc đã tham dự cuộc họp báo trước thềm trận đấu giao hữu giữa ĐT Việt...

Bị chỉ trích dữ dội, Negav rút lui khỏi concert thứ hai của

Bị chỉ trích dữ dội, Negav rút lui khỏi concert thứ hai của "Anh trai say hi"

12 Tháng 10, 2024

Rapper Negav một trong những gương mặt được yêu thích tại "Anh trai say hi" cho biết sẽ không tham gia trình diễn tại...

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?

11 Tháng 10, 2024

"Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo nhằm tạo điều kiện để nhà giáo có...

HLV Nguyễn Hồng Phẩm:

HLV Nguyễn Hồng Phẩm: "Chúng tôi quyết giữ Huỳnh Như"

11 Tháng 10, 2024

Huỳnh Như sẽ hết hạn hợp đồng với CLB nữ TP.HCM sau vòng bảng AFC Women's Champions League 2024/2025. HLV Nguyễn Hồng Phẩm cho biết,...

0.65108 sec| 2283.758 kb