Vết bỏng bị ngứa phải làm sao để không làm tổn thương da và giảm ngứa?
Quá trình lành da của vết thương bỏng
Cũng như các vết thương ngoài da khác, sau khi bị bỏng thì cơ thể của chúng ta cũng sẽ xảy ra một quá trình chữa lành vết thương. Các cơ quan và hệ thống khác nhau trong cơ thể sẽ tự động thực hiện một chuỗi các hoạt động để sữa chữa các mô bị tổn thương.
Thông thường, tình trạng vết bỏng bị ngứa sẽ xuất hiện sau khi bị bỏng một vài ngày tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Đây là hiện tượng hết sức bình thường do quá trình lên da non và lành lại ở khu vực da bỏng.
Quá trình lành da sẽ chia thành 4 giai đoạn rõ ràng:
Quá trình lành da của tổn thương bỏng
Giai đoạn 1: Cầm máu
Cầm máu là giai đoạn đầu của quá trình chữa lành vết thương, bắt đầu khi tổn thương bỏng xảy ra và mục tiêu là cầm máu. Trong giai đoạn này, cơ thể kích hoạt hệ thống chữa lành vết thương, quá trình đông máu. Tiểu cầu tiếp xúc với collagen, kích hoạt và tập hợp. Một loại enzyme gọi là thrombin nằm ở trung tâm, hình thành lưới fibrin, củng cố khối tiểu cầu thành cục máu đông để chặn quá trình chảy máu.
Giai đoạn 2: Quá trình viêm
Giai đoạn viêm tập trung tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ mảnh vụn tế bào để chuẩn bị nền vết thương cho sự phát triển của mô mới.
Trong giai đoạn này, một loại tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu trung tính xâm nhập vào vết thương và tiêu diệt vi khuẩn cũng như loại bỏ các mảnh vụn. Tế bào này đạt số lượng cao nhất trong 24 - 48 giờ sau khi bỏng và sẽ giảm đáng kể sau 3 ngày.
Giai đoạn viêm thường kéo dài từ 4 - 6 ngày và đi kèm tình trạng sưng, đỏ, nóng rát và đau.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tăng sinh
Sau khi tổn thương được làm sạch, vết bỏng sẽ bước vào giai đoạn tăng sinh để lấp đầy và che phủ vết thương.
Trong giai đoạn này có xảy ra 3 bước riêng biệt gồm: 1 – lấp đấy vết thương; 2 – bờ vết thương co lại; 3 – che phủ vết thương.
Trong bước 1, mô hạt sáng bóng, màu đỏ đậm lấp đầy vết thương bằng mô liên kết và các mạch máu mới hình thành.
Bước thứ 2: quá trình co lại, mép vết thương co lại và kéo về phía trung tâm vết bỏng.
Bước thứ 3: các tế bào biểu mô phát sinh từ vết thương hoặc mép vết thương bắt đầu di chuyển qua vết thương theo kiểu nhảy vọt cho tới khi bao phủ toàn bộ vết thương.
Giai đoạn tăng sinh kéo dài từ 4 đến 24 ngày.
Giai đoạn 4: Tái tạo
Trong giai đoạn tái tạo, mô mới dần có được sức mạnh và độ linh hoạt. Chính tại đây, các sợi collagen tổ chức lại, mô tái tạo và trưởng thành và có sự gia tăng tổng thể về độ co giãn trên da. Giai đoạn tái tạo này sẽ thay đổi từ vết thương này sang vết thương khác, kéo dài từ 21 ngày tới 2 năm.
Tại sao bị ngứa xung quanh vết bỏng?
Vết bỏng ăn da non sẽ gây ra ngứa ngáy khó chịu
Nhiều chuyên gia cho rằng, khi vết bỏng lành da có thể giải phóng ra lượng lớn histamin. Đây là chất kích hoạt các tế bào, thúc đẩy tạo mô mới để nhanh chóng làm lành vết thương. Và khi chất này tăng cao trong cơ thể sẽ gây ra một loạt kích ứng và thường gặp nhất là ngứa ngáy, khó chịu.
Đối với các vết bỏng sâu độ 3 trở lên thì có ảnh hưởng tới mạch máu bị đứt do tổn thương. Vì thế khi quá trình lành da diễn ra, các mạch máu rất nhạy cảm. Da lành lại thì các mao mạch sẽ thông báo tới não và não xuất hiện phản ứng gãi vào vết thương bỏng.
Trong quá trình lành vết thương, khi vết bỏng lành lại thì các vẩy sẽ kéo da non lại, khiến các vùng da quanh vết bỏng ngứa ngáy khó chịu. Các vùng da mới khi lỗ chân lông và mạch máu cũng đang bị tổn thương có thể dẫn tới giảm lượng dầu trên bề mặt da, nên bị khô da khó chịu hơn.
Vết bỏng bị ngứa ít hay nhiều còn tùy thuộc vào diện tích tổn thương, mức độ bỏng nông hay sâu. Những người bị bỏng cấp độ 3 – 4 thì việc ngứa ngáy khi da lành lại là không thể tránh khỏi.
Cách giúp giảm ngứa vết bỏng khi đang lành da
Bạn nên áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế những khó chịu do ngứa ngáy vết bỏng gây ra:
Không gãi mạnh ở vết thương bỏng
Cảm giác ngứa ngáy khi vết bỏng lành da lại khiến nhiều người vô cùng khó chịu mà muốn gãi và lấy hết vẩy vết thương bỏng. Tuy nhiên bạn nên chống lại cảm giác này.
Bởi gãi mạnh ở vết thương bỏng đang lên da non có thể khiến cho vết thương tái phát, chảy máu, tróc vảy. Khi đó, vết bỏng còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng và tiếp xúc nhiều hơn với bụi bẩn, ánh nắng gắt và các chất kích ứng ở bên ngoài khác.
Chăm sóc vết thương bỏng đúng cách
Nên vệ sinh vết thương bỏng định kỳ và băng kín
Bạn nên chú ý vệ sinh vết thương bỏng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, dung dịch Berberin của viện bỏng… dùng bông thấm và lau toàn bộ dị vật trên vết thương bỏng.
Nếu vết bỏng có các vết phồng rộp thì không nên làm vỡ mà để vết rộp vỡ khô tự nhiên. Thao tác vệ sinh vết bỏng cần chú ý nhẹ nhàng không làm tổn thương mô bên trong vết bỏng.
Nên băng tổn thương bỏng kín để tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập làm tổn thương vết bỏng gây ra nhiễm trùng sẽ lâu lành vết thương và khó điều trị triệt để hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh có khả năng ức chế sản sinh histamin, giúp giảm ngứa vết bỏng khi hình thành da non. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng sinh khi bị bỏng cần theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc trang phục rộng rãi, mềm mại
Đối với các vết bỏng có diện tích rộng có tiếp xúc với quần áo thì bạn chú ý lựa chọn trang phục mềm mại, rộng và thoáng khí để hạn chế ma sát với phần vết thương. Đây là cách phần nào giúp giảm kích ứng lên vết bỏng gây ngứa, đồng thời có thể giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bên cạnh đó, mặc quần áo rộng cũng sẽ phần nào giảm tích tụ mồ hôi quanh vết thương giúp cho tổn thương bỏng dễ chịu hơn.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Ăn nghệ sẽ giúp hỗ trợ nhanh lành vết thương bỏng
Dù vết thương bỏng là ở ngoài da, tuy nhiên khi bị ngứa thì bạn cũng nên kĩ tính hơn trong việc lựa chọn đồ ăn để vết thương mau lành và giảm ngứa hiệu quả. Cụ thể:
- Nên bổ sung protien từ các loại thịt để giúp cho vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên, tránh ăn thịt bò, thịt gà hay hải sản bởi chúng có thể kích thích làm tăng cảm giác ngứa ngáy ở vết bỏng đồng thời tăng nguy cơ để lại sẹo thâm.
- Bổ sung món ăn từ nghệ, là loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào. Nghệ rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.
Bôi kem thảo dược lên vết bỏng
Một xu hướng mới trong việc thúc đẩy tổn thương bỏng nhanh lành da chính là sử dụng sản phẩm kem thảo dược bôi lên da. Kết hợp các thành phẩn thảo dược tự nhiên có khả năng sát trùng, tiêu viêm hiệu quả như lá trầu không, lá đào, trà xanh, lô hội,… kem bôi giúp hỗ trợ tái tạo da, làm giảm ngứa ở vết bỏng hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO uy tín, tiêu biểu là Kem Nhất Nhất.
Để giúp mau lành da và giảm ngứa vết bỏng bạn nên tuân thủ theo cách dùng kem như sau:
- Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
- Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
- Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Kem Nhất NhấtGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm