Người bị cảm lạnh nên làm gì để mau khỏi là thắc mắc của nhiều người
MỤC LỤC: Dấu hiệu của người bị cảm lạnh |
Dấu hiệu của người bị cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp và không có gì đáng ngại với tình hình sức khoẻ của người lớn bình thường, nhưng nó lại đặc biệt nguy hiểm nếu đối tượng mắc phải là trẻ em hoặc với người bị suy giảm miễn dịch.
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khi nhiễm cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản, và cả viêm não.
Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện trong khoảng 1 – 3 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Mỗi người có thể biểu hiện những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Hắt hơi
- Đau họng, ngứa họng
- Ho
- Sung huyết ở mũi
- Chảy nước mắt
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi
- Mất tạm thời vị giác, không cảm nhận được mùi vị
- Chán ăn, đôi khi buồn nôn và nôn
Hắt hơi sổ mũi là dấu hiệu phổ biến của cảm lạnh
Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh
Theo quan điểm của Tây y, nguyên nhân chủ yếu gây cảm lạnh là virus, trong đó thường gặp nhất là rhinovirus. Ngoài ra, các loại virus khác cũng có khả năng cao gây bệnh là adenovirus, enterovirus và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Còn theo quan điểm của Đông y (Y học cổ truyền), chứng bệnh cảm lạnh là do cơ thể suy yếu do phong hàn xâm nhập vào phế và gây bệnh.
Người bị cảm lạnh nên làm gì?
Để giảm triệu chứng cảm lạnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức: Nghỉ ngơi giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng để chống lại virus gây bệnh.
- Uống đủ nước: Uống nước đường hoặc nước chanh ấm để giảm triệu chứng. Đặc biệt nếu người bị cảm lạnh có triệu chứng sốt, việc uống đủ nước cũng làm mát cơ thể và tránh trường hợp mất nước quá mức do sốt.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, củng cố hệ miễn dịch.
- Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với gió lạnh. Lúc này cơ thể đang yếu, nếu không được giữ ấm sẽ dễ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Vệ sinh mũi, họng và rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm virus.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm khác để tránh bị lây chéo bệnh.
Vệ sinh mũi họng giúp người bị cảm lạnh thông thoáng đường thở
Có nên dùng kháng sinh điều trị cảm lạnh không?
Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus cảm lạnh và không nên sử dụng trừ khi bị nhiễm khuẩn.
Các thuốc điều trị cảm lạnh thường dùng
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Khi có triệu chứng sốt, đau họng và đau đầu nên sử dụng acetaminophen (paracetamol) hoặc các thuốc giảm đau khác để hạ sốt và giảm đau. Sử dụng acetaminophen với thời gian ngắn và đúng theo hướng dẫn sẽ tránh được các tác dụng phụ từ thuốc. Tránh sử dụng aspirin cho trẻ em bởi thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye - có khả năng đe doạ đến tính mạng của trẻ.
Thuốc xịt giúp thông mũi: Có thể dùng các thuốc xịt, nhỏ mũi có chứa chất co mạch như naphazolin, xylometazolin… để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc co mạch mũi.
Thuốc giải cảm Đông y: Đông y có bài thuốc giải cảm, phát tán phong hàn, điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thuốc giải cảm Đông y hiện đã được sản xuất thành dạng viên nén tiện dụng. Thuốc giải cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bị cảm đang thắc mắc người bị cảm lạnh nên làm gì có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm