Ngứa họng ho là biểu hiện của bệnh gì?
MỤC LỤC:
Ngứa họng ho vì nguyên nhân gì?
Ngứa họng ho kéo dài gây hậu quả gì?
Làm thế nào để cải thiện ho ngứa họng?
Ngứa họng ho vì nguyên nhân gì?
Ngứa họng ho kéo dài là một trong những biểu hiện cho thấy hệ hô hấp bị kích ứng, có thể gặp ở trẻ em, người lớn và người cao tuổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cảm lạnh, cảm cúm
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ngứa cổ họng, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
Biểu hiện thường thấy là người bệnh bị ho, ngứa rát cổ họng, sổ mũi, mệt mỏi. Cảm lạnh, cảm cúm có thể tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, những ngày sau đó, người bệnh vẫn phải đối diện với những cơn ho, ngứa rát cổ họng. Các cơn ho có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần hoặc thậm chí 3 tuần.
Viêm phổi, viêm phế quản
Các cơn ngứa họng ho khan về đêm có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Tình trạng ho sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu các cơ quan này bị nhiễm trùng gây bệnh mãn tính.
Người bệnh có triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau vùng họng, ngứa cổ, sốt, tức ngực, khó thở, ớn lạnh... Vì vậy, trong trường hợp này, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi, viêm phế quản là nguyên nhân gây ngứa họng và ho
Dị ứng
Ngứa họng và ho do dị ứng là phản ứng của cơ thể để đẩy bụi bẩn, chất tiết và các vi sinh vật ra ngoài. Bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng này nếu cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, thức ăn…
Ban đầu, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho khan, ho thành cơn, ngứa họng muốn ho... Đôi khi, có thể có biểu hiện rát bỏng ở họng, cay họng, phản xạ co thắt họng - thanh quản gây khó thở...
Nếu không phòng ngừa và điều trị đúng cách thì người bệnh có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp.
Trào ngược dạ dày - thực quản
Ho ngứa họng do trào ngược dạ dày – thực quản khá phổ biến. Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích thích ở vùng họng, tạo cảm giác ngứa họng, ho khan hoặc ho có đờm.
Đây là tình trạng thứ phát, vì vậy để cải thiện ho ngứa họng do nguyên nhân này cần điều trị trào ngược dạ dày – thực quản.
Ho ngứa họng do trào ngược dạ dày - thực quản không thể điều trị bằng cách giảm triệu chứng
Viêm họng
Tình trạng viêm họng thường xảy ra vào thời điểm chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài ra, viêm họng cũng có thể do các tác nhân khác như virus, chất gây dị ứng, trào ngược dạ dày...
Biểu hiện điển hình của bệnh là ho khan ngứa cổ cùng các triệu chứng khác như: Ho có đờm, đau họng, sưng họng, nhức đầu, sổ mũi, sốt, cơ thể mệt mỏi, uể oải...
Nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác có thể gây ngứa họng muốn ho như: Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, thời tiết chuyển biến đột ngột, thường xuyên ngủ trong phòng mở điều hòa, uống nhiều nước đá, đặc thù công việc phải nói nhiều gây ảnh hưởng tới cổ họng...
Ngứa họng ho kéo dài gây hậu quả gì?
Có nhiều người lầm tưởng rằng ngứa họng muốn ho chỉ là triệu chứng thông thường nên chủ quan, không điều trị, tới khi bệnh biến chứng nặng hơn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Ho ngứa họng gây nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống
Dưới đây là một số hậu quả nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng ngứa họng và ho kéo dài:
- Suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân khó ăn uống, nói chuyện như bình thường, khó ngủ ngon giấc, khó tập trung làm việc.
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không đảm bảo được năng suất công việc như trước.
- Ăn không ngon miệng, buồn nôn, ợ hơi, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh.
- Tăng nguy cơ ung thư vòm họng vì các tác nhân gây bệnh liên tục tấn công tế bào niêm mạc cổ họng.
- Vi khuẩn, virus theo đường thở di chuyển xuống phổi, gây nhiễm khuẩn ở phổi, dẫn tới viêm phổi, thậm chí ung thư phổi.
- Dây thanh quản bị tổn thương dẫn tới đổi giọng hoặc đau dây thanh quản.
Làm thế nào để cải thiện ho ngứa họng?
Để điều trị dứt điểm chứng ho ngứa họng thì việc xác định được nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Khi tình trạng khó chịu này xảy ra, hãy áp dụng một số cách điều trị tại nhà đơn giản sau trước khi đi khám bác sĩ.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn, sẽ giúp làm sạch cổ họng, loại bỏ tác nhân là vi sinh vật hoặc vật thể lạ gây ngứa cổ họng. Vì vậy bạn có thể áp dụng ngay lập tức cách này khi bị ngứa họng và ho.
Bạn pha 1/2 - 3/4 thìa cà phê muối trong 240ml nước ấm. Sau đó nhấp và ngửa cổ họng để nước muối ấm giữ trong họng khoảng 10 giây sau đó nhổ ra. Súc miệng với nước muối 2 - 3 lần trong ngày, nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ra ngoài về, triệu chứng ngứa cổ họng và ho sẽ được cải thiện.
Súc miệng nước muối giúp làm sạch cổ họng nên giảm ngứa họng và ho
Trà gừng mật ong
Mật ong và gừng là những thảo dược có tính ấm, kháng khuẩn chống viêm tốt phù hợp dùng trong các trường hợp này. Bạn có thể pha trà gừng mật ong với chanh để tiêu trừ ngứa họng và ho hiệu quả như sau:
- Dùng 1 thìa mật ong nguyên chất pha vào cốc nước ấm.
- Cắt 2 lát chanh và vắt lấy nước cốt cho vào cốc nước mật ong.
- Rửa sạch và bào mỏng gừng.
- Khuấy đều để các nguyên liệu tan ra và uống khi còn ấm
- Uống trà gừng mật ong khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.
Xịt họng Đông y
Để giảm ngứa họng ho, xu hướng mới hiện nay là sử dụng dung dịch xịt họng chiết xuất từ các loại thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
Lưu ý chọn chai dung dịch được thiết kế vòi xịt dài giúp đưa dung dịch đến vùng hầu họng, tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Dung dịch xịt họng thảo dược (ví dụ: Xịt Họng Nhất Nhất) có bán tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng để giảm nhanh ngứa họng ho.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm