Nền y học cổ truyền hình thành và phát triển suốt hàng ngàn năm lịch sử. Tuy đã tích lũy được một kho tàng đồ sộ các bài thuốc Đông y, nhưng trong đó chỉ một số rất hiếm các bài thuốc hiệu nghiệm thần kỳ (cho tác dụng ngay cả với các bệnh nan y khó chữa nhất) mới được ghi chép, tổng hợp và lưu trữ thông qua các mộc bản tại Thái y viện - cơ quan chăm sóc sức khỏe chuyên biệt trong hoàng cung, cung đình ngày xưa.
1. Lịch sử ra đời, phát triển của Thái y viện - Nơi chăm sóc sức khoẻ cho các bậc vua chúa
Thái y viện là cơ quan đặc biệt chuyên trách đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe cho các bậc vua chúa, hoàng tộc và các vị đại thần trong triều đình. Thái y viện là nơi chịu trách nhiệm chẩn trị, kê đơn, bào chế dược liệu, chuyên đảm bảo việc chữa trị bệnh trong hoàng cung và phòng chống dịch bệnh cho cả kinh thành.
Đây cũng là nơi tập trung các bậc thầy thuốc nổi tiếng nhất và giỏi nhất trong cả nước hội tụ về và tất cả đều được gọi với một danh xưng vinh dự là “Ngự y”.
Là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn có sự quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Thái y viện. Đây là cơ quan y tế cấp trung ương được hình thành ngay từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và cơ bản hoàn thiện vào năm 1804 với cơ sở được xây dựng tại phường Dưỡng Sinh trong kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Thái y viện được dời về phía đông Duyệt Thị Đường, trong Tử Cấm Thành.
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) cơ cấu bộ máy Thái y viện mới hoàn chỉnh, đứng đầu là quan Chính ngự y (hàm chánh ngũ phẩm), cấp phó có 2 người quan Phó ngự y (hàm tòng ngũ phẩm), tiếp đến là các quan y chính (12 người, hàm chánh thất phẩm, bát phẩm và cửu phẩm), quan y phó (12 người, hàm tòng thất phẩm, bát phẩm và cửu phẩm), dưới quan y chính là quan chính y sinh (12 người, hàm chánh cửu phẩm) và phó y sinh (30 người, hàm tòng cửu phẩm); ngoại khoa, có 20 người, gồm y chính (2 người, hàm chánh bát phẩm), phó y chính (2 người, hàm tòng bát phẩm) và quan y sinh (16 người, hàm tòng cửu phẩm).
Theo tài liệu châu bản Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, việc tuyển chọn các Ngự y vào Thái y viện được tổ chức rất kỹ, thông qua hội đồng sát hạch, gồm có Viện Cơ mật, Nội các, Xứ Thị vệ và Thái y viện… Sau khi hội đồng này đã sát hạch, sẽ làm danh sách tâu lên và đích thân nhà vua sẽ phê chuẩn. Bên cạnh quy trình sát hạch nghiêm ngặt, các bậc Ngự y trong Thái y viện còn có thể được lựa chọn thông qua quá trình tiến cử, Vua sẽ ban chỉ dụ cho các quan địa phương để tìm chọn danh y tài giỏi để tiến cử nhập cung.
2. Phương pháp bào chế Ngự y mật phương là gì?
Trong Đông y, các bậc Danh y đều có chung một nhận định dùng thuốc hơn nhau ở phương thức bào chế, sao tẩm. Mục đích của bào chế là để giảm tính độc, tính hàn tà, nhiệt thực quá mức, đồng thời làm tăng dược tính của dược liệu, cuối cùng đưa thuốc vào đúng vị trí cần trị bệnh. Chẳng hạn, Bạch thược dùng sống để bổ âm, sao với giấm (có vị chua, quy kinh Can) để thuốc vào Can, chữa bệnh ở Can (Gan).
Phương pháp bào chế muốn hiệu nghiệm cốt ở chỗ vừa đủ, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị. Để bào chế đạt được yêu cầu như trên không phải là dễ, phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm năng khiếu, tài năng của người bào chế: Cắt, thái dày hay mỏng, sao nên già hay non… tất cả đều được trui rèn, đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
3. Các bài thuốc trong Ngự y mật phương luôn được coi là "quốc bảo"
Một người bào chế giỏi, ngoài sự hiểu biết về dược tính, còn phải tùy theo trạng thái phẩm chất của vị thuốc, từng yêu cầu của bài thuốc mà định việc bào chế cho được vừa chừng. Bào chế các vị thuốc, phát triển thành các bài thuốc hiệu nghiệm thực sự là điều cực khó mà rất hiếm người làm được, chỉ có các bậc Ngự y đức cao vọng trọng, có tài năng thiên bẩm, nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú mới có thể làm tốt được.
Các bài thuốc trong Ngự y mật phương luôn được coi là "quốc bảo", là những bài thuốc có giá trị nhất, chỉ dành riêng cho những bậc vương tôn quý tộc, đại thần tôn quý, chỉ được lưu giữ ở Thái y viện và cấm lưu truyền ra ngoài.
Ngự y mật phương là các phương pháp bào chế thuốc hiệu nghiệm nhất của ngàn năm y học cổ truyền do các bậc Ngự y trong Thái y viện sáng tạo, nhờ dày công nghiên cứu, chọn lọc, gia giảm, tinh chỉnh thành phần, sử dụng các vị dược liệu quý hiếm nhất một cách phù hợp nhất để bào chế ra các bài thuốc hiệu nghiệm nhất với cả các bệnh nan y.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm