I - Tại sao ngồi nhiều, ngồi lâu lại bị trĩ?
Ngồi nhiều hoặc ngồi quá lâu được xem như là một trong những “điều cấm kỵ” đối với sức khỏe tổng thể nói chung và với hệ tiêu hóa nói riêng. Thói quen này không hề tốt và có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ.
Cụ thể, việc ngồi nhiều có thể bị trĩ là do những lý do sau:
- Gây áp lực tới tĩnh mạch và cơ vòng hậu môn: Ngồi nhiều làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Lúc này, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn xuống khu vực hậu môn khiến các nhóm cơ nâng hậu môn phải chịu sức nâng đỡ lớn hơn, áp lực tại tĩnh mạch cũng trở nên nhiều hơn. Ngồi thời gian dài sẽ làm tĩnh mạch bị giãn ra, các cơ cũng trở nên yếu đi, tạo điều kiện khiến máu dễ tụ lại, tạo thành búi trĩ.
- Cản trở quá trình lưu thông máu: Khi ngồi trong thời gian dài, vùng khung xương chậu và trực tràng, hậu môn gần như “bất động” làm ngăn cản dòng máu lưu thông tại khu vực trực tràng - hậu môn cũng như khiến một lượng máu bị tồn đọng lại đây. Và đó cũng là tiền đề để trĩ xuất hiện, cũng như khiến cho cơ vòng hậu môn hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến quá trình đại tiện và gây ra táo bón - nguyên nhân bệnh trĩ.
- Giảm quá trình trao đổi chất: Ngồi nhiều cũng làm giảm quá trình tiêu hóa và đào thải chất cặn bã ra bên ngoài. Nhu động ruột, dạ dày và trực tràng làm việc kém hiệu quả dễ gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Ngoài ra người ngồi nhiều trong văn phòng có điều hòa thường "quên uống nước" nên dễ khiến chất thải rắn hơn. Từ đó, khiến cho phân càng khó tống đẩy ra ngoài và khi đó, người bệnh có xu hướng rặn đi ngoài mạnh, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
II - Người bị trĩ nên ngồi như thế nào là tốt nhất?
1. Ngồi xổm - tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ
Tư thế ngồi đại tiện trên bồn cầu đúng cách là tư thế giữa lưng và phần đùi tạo thành một góc 35-40 độ, mà dân gian quen gọi là ngồi xổm. Với cách ngồi như vậy, phần ruột của cơ thể sẽ được giữ thẳng đảm bảo cho phân đi ra ngoài được dễ dàng hơn và người bệnh trĩ không cần phải quá gặng sức khi đi đại tiện. Nhờ đó mà giúp tình trạng bệnh trĩ không phát triển theo chiều hướng xấu đi.
Nếu gia đình bạn đang sử dụng loại bồn cầu bệt thì khi đi vệ sinh nên kê thêm một chiếc ghế ở dưới chân (ghế cao khoảng 20-25 cm) và đổ người về phía trước. Điều này sẽ giúp bạn không phải cố rặn gắng sức khi đại tiện mà vẫn có thể đi ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn.
2. Ngồi với nệm lót
Người bệnh trĩ thường gặp đau rát hậu môn sau khi đại tiện, để làm xoa dịu cơn đau trĩ này thì bạn có thể dùng nệm lót trên ghế để ngồi. Giải pháp này sẽ giúp bạn tránh được việc tiếp xúc với bề mặt cứng trên ghế, tránh tác động trực tiếp của bề mặt cứng lên búi trĩ hoặc hậu môn. Loại đệm được lựa chọn có thể là đệm loại mềm xốp, đệm hình bánh rán…
3. Tránh ngồi lâu trên bồn cầu
Ngồi lâu trên bồn cầu cũng không thể giúp bạn “thoát khỏi” bệnh trĩ hoặc táo bón mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên ngồi trên bồn cầu trong khoảng thời gian ngắn (5-10 phút) kể cả khi chưa đi ngoài được.
4. Tránh dùng nệm cao su quá nhiều
Trên thị trường hiện nay có bán các loại đệm cao su dành cho người bệnh trĩ để ngồi đỡ đau hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều loại đệm này có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ và cơn đau trĩ. Bởi điều này có thể làm cản trở lưu lượng máu qua vùng xương chậu, làm tăng cảm giác đau và tình trạng sưng búi trĩ.
5. Nếu quá đau, hãy nằm xuống
Trường hợp bị đau trĩ khi ngồi quá nhiều, bạn có thể kê một chiếc gối mềm dưới đầu gối và nằm xuống nghỉ ngơi một lát. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn cũng như khung xương chậu. Ngoài ra cũng hỗ trợ làm giảm căng cơ, mệt mỏi do công việc.
XEM THÊM: Bị trĩ nên nằm như thế nào?
III - Những cách để ngồi nhiều không bị trĩ
Khi bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc ngồi quá lâu, bạn nên tham khảo một số biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế bệnh trĩ như sau:
1. Cải thiện cơ địa giúp phòng ngừa nguy cơ bị trĩ
Theo Đông Y, nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ là do cơ địa bị suy yếu, dễ bị tổn thương với tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn như, cùng ngồi nhiều, ngồi lâu như nhau nhưng sẽ có người bị bệnh trĩ và có người sẽ không mắc bệnh. Chỉ người nào có cơ địa yếu, hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương mới dễ mắc bệnh trĩ. Và đã mắc bệnh trĩ thì bệnh sẽ tiến triển nặng, khó khỏi và diễn biến phức tạp.
Do vậy, chỉ khi nâng cao cơ địa mới giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ khi ngồi lâu hoặc gặp phải các yếu tố nguy cơ khác gây nên bệnh trĩ.
Các sản phẩm thông thường khác chỉ có tác dụng tăng cường lưu thông máu vùng trực tràng - hậu môn mà không tác động đến cơ địa của những người ngồi nhiều, ngồi lâu. Chỉ có Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 là sản phẩm duy nhất trên thị trường tác động vào cơ địa, nhằm cải thiện cơ địa khỏe mạnh hơn và giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ kể cả khi bạn ngồi nhiều.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng chính phủ trao tặng giải Vàng chất lượng quốc gia. Đây là phần thưởng cao quý, là minh chứng “chân thật” nhất về chất lượng sản phẩm đem lại.
Do vậy, người ngồi nhiều, ngồi lâu nên sử dụng Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 để làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
2. Lựa chọn ghế ngồi không quá cứng
Ngồi ghế quá cứng có thể gây ra cảm giác đau đớn khó chịu, ngăn cản sự lưu thông khí huyết ở hậu môn và vì vậy có thể khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ hơn.
Giải pháp lúc này đó là bạn nên chọn ghế mềm hoặc dùng miếng vải mềm hoặc đệm lót bên trên bề mặt ghế cứng, điều này giúp làm giảm sự tác động xấu khi ngồi trên ghế cứng trong thời gian kéo dài.
3. Vận động nhẹ khi cần ngồi lâu
Không nên ngồi quá lâu vì có thể gia tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn và khiến mức độ bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do vậy, tốt hơn hết cứ khoảng 45 phút đến 1 tiếng, bạn cần thay đổi tư thế của mình, hãy đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để phòng ngừa bệnh trĩ hoặc tránh bệnh trĩ tiến triển xấu đi.
4. Bổ sung đủ nước
Nếu công việc buộc phải ngồi nhiều, ngồi lâu thì bạn đừng quên bổ sung đầy đủ nước (ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày). Uống đủ nước giúp tăng cường nhu động ruột, giúp cho quá trình đào thải chất cặn bã ở trực tràng và hậu môn được dễ dàng hơn. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ quan trọng nhất được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
5. Ăn uống đủ chất xơ
Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết ở ruột già và hậu môn dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, bơ, cà rốt, quả táo, khoai lang, hạnh nhân…
Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, đồ nướng, bơ, đồ ăn chế biến sẵn.
6. Vận động thể dục sau khi ngồi
Thường xuyên vận động mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở vùng hậu môn cũng như toàn bộ cơ thể. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa trĩ cần thiết dành cho người hay phải ngồi quá nhiều.
Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để vận động, rèn luyện cơ thể thay vì chỉ ngồi để tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé.
7. Tránh nhịn hoặc rặn khi ngồi toilet
Bạn đã bao giờ vì quá mải mê với công việc mà nhịn luôn cả việc đi ngoài chưa? Nếu có thì hãy bỏ ngay thói quen này, khi nhịn đi cầu thì sẽ làm giảm lượng nước trong khân, khiến cho phân bị khô và khó tống đẩy ra ngoài. Và do đó, khiến cho bạn dễ bị bệnh trĩ hơn.
Bên cạnh đó, ngồi quá lâu cũng không thể tránh khỏi việc bạn sẽ bị táo bón. Khi đó, bạn sẽ có xu hướng rặn mạnh khi đại tiện. Chính điều này làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn và là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.
Ngồi nhiều, ngồi lâu rất dễ mắc bệnh trĩ. Bạn nên sớm khắc phục thói quen này để có sức khỏe tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ nhé. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích thông qua bài viết này.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm