Nét truyền thống đẹp với tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Nét truyền thống đẹp với tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường
Viết thơ, truyện từ khi còn là sinh viên chuyên ngành Sư phạm nên với độc giả cả nước nói chung, Tây Nguyên nói riêng, cái tên Nguyễn Xuân Trường - một nhà giáo, đồng thời là hội viên Hội VHNT tỉnh Gia Lai không còn quá xa lạ.

 

Thỉnh thoảng cũng có những truyện ngắn, tạp bút, tản văn… nhưng xuyên suốt quá trình sáng tác của Xuân Trường là những bài thơ lục bát hoặc thơ 8 chữ. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên bởi từ lâu rất nhiều văn đã từ bỏ lối xưa cũ để , trải nghiệm bản thân bằng những thể thơ tự do, ngắt nhịp tùy thích thì Xuân Trường về cơ bản vẫn chỉ chung thủy với thể thơ truyền thống.

Qua tìm hiểu thì một trong những lý do khiến Xuân Trường đam mê thể thơ lục bát hoặc thơ tám chữ được bắt nguồn từ việc anh đã từng có thời gian là trợ giảng trong một câu lạc bộ thơ cùng sự góp mặt của hàng nghìn học viên. Trong vai trò là người chấm, chữa bài và là nhà cách viết một số thể thơ như: Thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thơ lục bát…có lẽ Xuân Trường cảm thấy “thấm” và “ngấm” một cách đầy đủ, rõ nét nhất những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát và thơ 8 chữ.

Nét truyền thống đẹp với tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Hình ảnh Nguyễn Xuân Trường tại Tọa đàm Ngày Doanh Nhân Việt Nam tổ chức bởi UBND huyện Chư Sê và Hội doanh nghiệp huyện Chư Sê

Ngoài việc là trợ giảng của lớp thơ Tổng hợp gồm những thể thơ kể trên, có một khoảng thời gian Xuân Trường cũng từng làm trợ giảng cho một nhóm thơ Đường luật. Đó là lý do lâu lâu người ta lại thấy anh chàng thi sĩ này lại cho ra đời những bài Thất ngôn bát cú đường luật đậm chất suy tư về nhân tình thế thái.

Nói lâu lâu bởi phần lớn trong những sáng tác của Xuân Trường vẫn là những bài thơ lục bát hoặc thơ 8 chữ. Thất ngôn bát cú đường luật dù có nhưng nó chỉ chiếm một phần nho nhỏ trong tập hợp thơ của Xuân Trường.

Một dù ngon đến mấy nếu cứ phải ăn đi ăn lại nhiều lần chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy chán. Vì sớm cảm nhận được rằng: Nếu  chỉ chung thủy với thơ lục bát, hoặc thơ 8 chữ, không sớm thì muộn, độc giả cả nước cũng sẽ cảm thấy “bội thực” với những trang viết của chính mình nên Xuân Trường luôn tìm cách làm mới những trang viết của bản thân.

Nét truyền thống đẹp với tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường và vợ

Không chỉ tìm cách làm mới, Xuân Trường còn : Đôi khi viết một bài thơ bài văn xong, thấy có một câu hoặc từ nào đó chưa ưng ý là anh lại suy nghĩ, chắt lọc để tìm cho bằng được câu, từ khác thay thế câu mà anh cảm thấy còn có gì đó chưa hài lòng.

Cùng với việc tìm ra những câu chữ đắt giá nhất có thể, Xuân Trường còn có một khả năng khá đặc biệt là luôn tạo được sự bất ngờ ở câu kết, đoạn kết bài viết của chính mình. Tưởng đâu xuyên suốt bài thơ “Chỉ là”  Xuân Trường sẽ chỉ toàn là “chỉ là”…và “chỉ là” bởi:

Chỉ là một thoáng kiêu sa

Chỉ là nhung nhớ thế mà đắm say

…Trong 14 câu thơ đầu, tất cả những gì mà tác giả này nêu ra luôn đóng vai trò thứ yếu. Thế nhưng ở 2 câu thơ cuối “chỉ là” bỗng dưng biến mất. Thay vào đó là một sự khẳng định, một cái kết tròn vẹn:

Là bao hạnh phúc mong chờ

Mình cùng vun đắp giấc mơ cuộc đời.

Hay trong bài “Mưa xuân” Xuân Trường cũng có cách đem đến cho người đọc sự bất ngờ thú vị:

Đi tìm xuân giữa tháng ba

Gặp phiên nắng đổ thế là chiều say

Ừ, nắng tháng ba thì khủng khiếp lắm! Có thể nắng từ sáng đến tận chiều tối, khiến cho vạn vật dường như đều phải thay đổi:

Nắng lên trời cũng bạc màu

Ngoài hiên chỉ bóng hàng cau vật vờ

Tưởng đâu cái oi bức, ngột ngạt ấy sẽ còn theo đẳng tâm trí người đọc đến bất tận. Nhưng đây:

Đêm về thỏa những khát mơ

Sao trời đi trốn bất ngờ mưa xuân.

Cơn mưa xua tan cái ngột ngạt và chính cơn mưa cuối xuân, đầu hạ cũng đem đến cho người đọc cảm giác sảng khoái như vừa được cởi trói tâm hồn vậy.

Không chỉ có thơ lục bát, ngay cả với thơ 8 chữ, Xuân Trường cũng luôn đem đến cho độc giả những sự cảm nhận thú vị, bởi như mặc định bấy lâu, nói đến mùa đông là nói đến lạnh lùng, héo úa. Ấy vậy mà trong đoạn kết của “Cảm ơn mùa đông” thì Xuân Trường đã khiến mỗi chúng ta và cả những đôi tình nhân phải có một cái nhìn khác về mùa đông giá lạnh:

Đông nhạt nhòa trong sương gió tái tê

Chiếc khăn len vấn vương mùi con gái

Hững hờ bay cho chúng mình gần lại

Tay trong tay …trao gửi chiếc hôn nồng.

Đọc đến những dòng thơ này của tác giả, nếu như lại được trải nghiệm cảm giác yêu thương nồng cháy thì chẳng ai còn cảm thấy chán ghét mùa đông được nữa.

Từ những phân tích ở trên hẳn mỗi đều có thể đồng ý với tôi một điều rằng: Chọn cho mình một lối viết thơ truyền thống hay thơ hiện đại, thơ tự do… không còn quá quan trọng. 

Nét truyền thống đẹp với tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

2 tập thơ in chung của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Điều quan trọng là người ta viết gì, viết như thế nào trên những thể thơ đã từng được khơi nguồn từ hàng trăm năm qua để cho ra đời một tác phẩm thật sự có ý nghĩa cho đời. Bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nên không thể nói thể thơ làm cho con người ta trở nên lỗi thời lạc hậu. Biết làm mới từ những điều tưởng như đã cũ như cách mà Nguyễn Xuân Trường đã làm trong thơ anh sẽ luôn đem đến cho chúng ta và cho cuộc sống niềm vui và bất ngờ thú vị.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường hiện là Tư vấn chuyên môn cho The Poet Magazine - trang thông tin thơ ca tổng hợp. The Poet sưu tầm thơ theo tác giả và chủ đề, ca dao tục ngữ, câu nói hay ý nghĩa của các danh nhân Việt Nam, thế giới. Trang xây dựng tính năng Kiểm Tra Chính Tả để bạn đọc dễ dàng tra cứu và chuyên mục Blog với thông tin phong thủy hữu ích.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường không chỉ đưa ra phân tích chuyên sâu cho nhiều tác phẩm, anh còn đóng vai trò kiểm duyệt nội dung cho các chuyên mục về thơ ca đảm bảo tính chuyên môn cho The Poet Magazine.

Thông tin cá nhân:

- Tên đầy đủ: Nguyễn Xuân Trường

- Ngày sinh: 11/09/1969

- Địa chỉ: Pleiku, Gia Lai

- Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100005781663386

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCD0HSB0uo3EQQAJgA5KX6-Q/about

- Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Hoàng Hoa Thám, Chư Sê, Gia Lai.

- Phó chủ nhiệm một Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật huyện Chư Sê

- Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?
23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.

Đọc thêm
Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

Ngành Giáo dục giữ vai trò nòng cốt phổ cập tri thức về chuyển đổi số

22 Tháng 11, 2024

Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở với...

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm

22 Tháng 11, 2024

Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và...

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

Phát hiện mỏ vàng lớn 1.000 tấn ở Trung Quốc

22 Tháng 11, 2024

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 21/11 đưa tin: Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được...

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

Lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp': Trò cũ vẫn lừa được nhiều người

22 Tháng 11, 2024

Dù không còn mới nhưng chiêu trò lừa đảo 'con đang cấp cứu, cần tiền mổ gấp' tiếp tục tái diễn tại TPHCM và vẫn...

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

0.73977 sec| 2271.945 kb