Rửa vết bỏng bị vỡ cần làm ngay để chống nhiễm trùng
Những điều cần chú ý khi vết bỏng bị vỡ
Khi bị bỏng, một lớp dịch ngoại bào tập trung dưới biểu bì và sưng phồng lên. Lớp dịch này có tác dụng hạ nhiệt tạm thời tại vị trí bỏng và bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của các yếu tố gây hại bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều người do thiếu hiểu biết đã cố tình chọc vỡ chỗ bỏng rộp mà không biết rằng đây là cách xử lý hết sức nguy hiểm.
Nếu không may vùng da bỏng bị vỡ cần lưu ý những điều sau để chống nhiễm trùng và đảm bảo quá trình phục hồi của da sau bỏng.
- Không bóc lớp da vùng bỏng: Tuyệt đối không được chạm tay hay bất cứ dụng cụ nào chưa tiệt trùng vào vùng da có vết bỏng vỡ mà chưa được xử lý cũng như không bóc lớp da chết do bỏng. Khi bị vỡ mất dịch thì phần da chết do bỏng sẽ tạm thời là lá chắn bảo vệ các tế bào bên trong trước khi được xử lý đúng cách.
- Rửa vết bỏng bị vỡ đúng cách: Gồm tất cả các bước sơ cứu và làm sạch vết thương để đảm bảo vùng bỏng không bị nhiễm trùng.
- Bôi các loại kem trị bỏng: Để bảo vệ và mau làm lành vết thương, tránh nhiễm trùng, đồng thời kích thích lên da non.
Bôi kem bỏng sau khi rửa vết thương để vết bỏng mau lành
Rửa vết bỏng bị vỡ bằng gì cho an toàn?
Rửa vết bỏng bị vỡ cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị bỏng.
Xử lý sơ bộ vết bỏng bị vỡ bằng nước sạch
Khi vết bỏng bị vỡ, cần băng tạm thời vết thương để chống bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập qua vết thương hở gây nhiễm trùng. Ngay khi có thể, hãy rửa và xử lý vết thương.
Nghiên cứu cho thấy, việc xử lý vết thương hở bằng cồn y tế (ethanol) có thể khiến vết thương bị xót và lâu lành hơn. Chính vì vậy, chỉ nên rửa vết bỏng bị vỡ bằng nước sạch.
Tốt nhất hãy đặt vùng da bỏng dưới vòi nước mát sạch, rửa nhẹ nhàng để chống đau rát. Dòng nước mát có tác dụng xoa dịu vết bỏng rát đồng thời loại bỏ những bụi bẩn bên ngoài có thể bám trên vết thương. Dòng nước mát cũng giúp hạ nhiệt và làm giảm cảm giác đau tạm thời, giúp bạn dễ chịu hơn.
Rửa vết bỏng bị vỡ dưới vòi nước sạch mát
Sát trùng vết bỏng bằng iod
Sau bước đầu rửa vết bỏng với nước, cần thực hiện bước rửa thứ 2 cũng là bước sát trùng vết thương. Với bước này, dung dịch rửa vết bỏng bị vỡ cần sử dụng là povidone iod. Povidone iod là chất sát trùng hiệu quả diệt vi khuẩn, vi nấm, virus rất tốt và an toàn cho vết thương hở. Đây cũng là hoạt chất thường được dùng trong sát trùng trước và sau phẫu thuật. Thực hiện 2 bước nhỏ sau:
- Bước 1: Pha povidone iod với nước sạch, tốt nhất nên dùng nước đóng chai vì nước này đã được khử trùng. Dùng dung dịch poviodone iod đã pha để rửa lại một vài lần vết thương. Sau khi rửa xong, dùng khăn mềm sạch để thấm cho vùng da cần xử lý được khô ráo.
- Bước 2: Dùng bông tăm y tế thoa povidone iod (loại không pha) lên vết thương tạo một lớp sát trùng và bảo vệ cho vết thương trước khi thoa kem bỏng để làm lành vết bỏng.
Vệ sinh hàng ngày cho vết bỏng bị vỡ
Vết bỏng bị vỡ cần thời gian để lên da non. Tùy vị trí và diện tích bỏng mà quá trình này cần kéo dài vài ngày hay cả tháng. Do đó việc vệ sinh vết bỏng hàng ngày rất quan trọng.
Việc vệ sinh hàng ngày đơn giản hơn so với quá trình rửa vết bỏng bị vỡ ban đầu nhưng vẫn cần đảm bảo:
- Sử dụng nước sạch để rửa và khăn sạch để thấm.
- Vẫn sử dụng povidone iod hàng ngày nhưng không cần pha, chỉ cần thoa 1 lớp mỏng lên da trước khi bôi thuốc. Khi có dấu hiệu lên da non, không cần vệ sinh với povidone iod nữa.
Dùng kem bôi bỏng giúp mau lành vết thương
Trên thị trường hiện nay, kem bôi bỏng có 2 loại tân dược và thảo dược.
1. Kem bôi vết bỏng bị vỡ từ tân dược
Các loại thuốc bôi vết bỏng từ tân dược phổ biến sử dụng kháng sinh, chất chống viêm giúp ngăn ngừa bội nhiễm, giảm các triệu chứng đau, rát và mau làm khô vết thương từ đó hỗ trợ cơ thể tự phục hồi, lên da non và lành vết bỏng.
Một số kem bôi bỏng từ tân dược thế hệ mới không sử dụng kháng sinh mà sử dụng chất như D-panthenol để làm dịu, chống viêm và kích thích tái tạo tế bào. Tuy nhiên, với loại bôi bỏng này nếu không vệ sinh và giữ gìn tốt, vết bỏng có thể bị nhiễm trùng và rất lâu khỏi.
2. Kem bôi bỏng từ thảo dược
Kem bôi bỏng kết hợp các loại thảo dược có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giảm đau tự nhiên như lá trầu không, lá đào, lá lấu, bach chỉ, xoan trà. Tiêu biểu là sản phẩm Kem Nhất Nhất – sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kem bôi còn chứa các thành phần có khả năng kích thích tái tạo tế bào, giúp vết thương săn se và mau liền miệng.
Kem bôi bỏng từ thảo dược hiệu quả, an toàn
Hướng dẫn sử dụng Kem Nhất Nhất cho người bị bỏng
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Kem Nhất Nhất Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau. Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm