Mỹ tài trợ cho các trường đại học thế nào?

Mỹ tài trợ cho các trường đại học thế nào?
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cắt giảm mạnh mẽ ngân sách dành cho nghiên cứu.

Mỹ tài trợ cho các trường đại học thế nào?

Đại học Columbia, Mỹ đình trệ hoạt động vì bị cắt tài trợ.

Điều này khiến các trường đại học hàng đầu của Mỹ, vốn nổi tiếng với nguồn tài chính khổng lồ, đang đối mặt với phép thử nghiêm trọng về khả năng tự chủ và bền vững tài chính.

Từ thời kỳ Đại suy thoái và đặc biệt sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính phủ liên bang Mỹ đã đầu tư mạnh vào giáo dục đại học, xem đây là động lực phát triển kinh tế, công nghệ và quốc phòng.

Tính đến năm 2023, các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã chi gần 109 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, trong đó khoảng 60 tỷ USD (tương đương 55%) đến từ nguồn tài trợ của chính phủ liên bang.

Không giống các nước có hệ thống đại học quốc gia, cấp liên bang Mỹ không quản lý các trường đại học công lập. Thay vào đó, các tổ chức hoạt động độc lập, chủ yếu dựa vào một mạng lưới tài chính đa dạng, bao gồm học phí, từ thiện, các hoạt động phụ trợ và đặc biệt là quỹ tài trợ (endowment).

Trong số đó, quỹ tài trợ của Harvard nổi bật với quy mô lên tới 53,2 tỷ USD vào 2024, lớn hơn GDP của nhiều quốc gia nhỏ như Jordan hay Iceland. Các trường khác như Yale, Stanford, Princeton và MIT cũng sở hữu các quỹ từ 23,5 tỷ đến hơn 40 tỷ USD.

Tuy nhiên, các quỹ này, bao gồm tài trợ liên bang và quỹ đầu tư, không phải nguồn tiền linh hoạt. Khoảng 90% giá trị của chúng bị ràng buộc bởi các điều khoản từ nhà tài trợ, chỉ được sử dụng cho các mục đích xác định như học bổng hoặc nghiên cứu khoa học. Theo dữ liệu của Harvard, quỹ tài trợ của trường bao gồm hơn 14,6 nghìn khoản tài trợ cá nhân, mỗi khoản có điều kiện sử dụng riêng biệt.

Bên cạnh tài trợ liên bang và quỹ đầu tư, các trường đại học ưu tú cũng dựa vào quyên góp từ thiện và học phí. Các chiến dịch gây quỹ quy mô lớn có thể huy động hàng tỷ USD, nhưng phần lớn được dùng cho các mục tiêu dài hạn như đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng chương trình đào tạo hoặc trả lương cho các vị trí mới.

Mô hình tài trợ của các trường đại học ưu tú Mỹ có quy mô vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Đơn cử, tổng giá trị tài trợ của Đại học Oxford, khi tính cả 43 trường cao đẳng trực thuộc, chỉ khoảng 11 tỷ USD, bằng 1/5 quy mô quỹ tài trợ của riêng Harvard.

Hay đại học Cambridge, một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất châu Âu, có tổng tài sản ròng khoảng 2,62 tỷ bảng Anh nhưng chỉ tương đương mức tài sản của trường công lập tầm trung tại Mỹ.

Ngược lại, các trường đại học tại châu Âu hay Trung Quốc chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và chính sách trần học phí. Quỹ tài trợ thường rất hạn chế và vai trò của các chiến dịch từ thiện kém nổi bật hơn nhiều so với các trường Ivy League tại Mỹ.

Trong khi đó, học phí chỉ chiếm một phần ngân sách và là yếu tố nhạy cảm. Các trường đại học không thể tăng học phí tùy tiện do áp lực , chính phủ và nhu cầu đảm bảo tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên thuộc nhiều tầng lớp.

Các khoản thu phụ trợ như nhà ở, ăn uống hay dịch vụ giáo dục mở rộng chỉ đủ bù đắp chi phí vận hành, hiếm khi tạo ra dư thừa để đối phó với biến động lớn như cắt giảm ngân sách.

Việc chính quyền Trump cắt giảm hoặc đóng băng các khoản tài trợ nghiên cứu đang tạo ra hiệu ứng dây chuyền nghiêm trọng. Trường Y Harvard dự kiến sa thải nhân sự, đóng cửa một số nghiên cứu và đình chỉ các khoản hỗ trợ cho dự án khoa học.

Đại học Columbia đã ban hành lệnh đóng băng chi tiêu. Viện Y tế Quốc gia (NIH) có nguy cơ mất đến 40% ngân sách, đe dọa trực tiếp các chương trình phát triển vắc-xin, nghiên cứu ung thư và sức khỏe cộng đồng.

Không chỉ các trường đại học ưu tú, mà các tổ chức học thuật nhỏ hơn, các chương trình khoa học chuyên ngành và hệ sinh thái đổi mới địa phương đều có thể chịu ảnh hưởng.

Việc mất đi tài trợ nghiên cứu có thể làm gián đoạn mạng lưới hợp tác quốc tế, làm suy yếu nền tảng đổi mới quốc gia và tạo ra khoảng trống kéo dài trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Dù các trường đại học hàng đầu của Mỹ sở hữu hệ thống tài chính mạnh mẽ, nhưng thực tế cho thấy họ vẫn phụ thuộc đáng kể vào ngân sách liên bang cho hoạt động nghiên cứu. Những thay đổi trong chính sách tài trợ từ chính phủ không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn là thách thức về tầm nhìn quốc gia đối với khoa học, giáo dục và tương lai cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi

Bài xem nhiều

Đáng chú ý

Nổi bật trang chủ
Mỹ tài trợ cho các trường đại học thế nào?
15 Tháng 05, 2025

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cắt giảm mạnh mẽ ngân sách dành cho nghiên cứu.

Đọc thêm
Ý Nhi mất hút khỏi dàn mỹ nhân top đầu Miss World

Ý Nhi mất hút khỏi dàn mỹ nhân top đầu Miss World

14 Tháng 05, 2025

Mới đây, chuyên trang sắc đẹp Sash Factor tiếp tục đưa ra bảng dự đoán các thứ hạng của dàn người đẹp tại Miss World...

Ông Zelensky tiết lộ những gì ông định đàm phán với Tổng thống Putin

Ông Zelensky tiết lộ những gì ông định đàm phán với Tổng thống Putin

14 Tháng 05, 2025

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố rằng nếu cuộc trò chuyện của ông với nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin diễn ra, ông...

Phim Việt liên tiếp thắng trăm tỷ đồng: Tạo đà vươn tầm thế giới

Phim Việt liên tiếp thắng trăm tỷ đồng: Tạo đà vươn tầm thế giới

14 Tháng 05, 2025

Chỉ trong vòng hơn một tháng, điện ảnh Việt chứng kiến 3 bộ phim cán mốc 200 tỷ đồng. Đây không chỉ là cú hích...

Mỹ bỏ rơi châu Âu và Ukraine?

Mỹ bỏ rơi châu Âu và Ukraine?

14 Tháng 05, 2025

Sky News có bài viết cho biết, Liên minh châu Âu đã bị bỏ lại một mình, Hoa Kỳ không còn là đối tác đáng...

'Người quen' PSG và Inter Milan cầm còi trận chung kết Champions League

'Người quen' PSG và Inter Milan cầm còi trận chung kết Champions League

14 Tháng 05, 2025

Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) vừa phân công những người ‘cầm cân nẩy mực’ trận chung kết Champions League 2024-2025.

Giá vàng hôm nay 14/5 quay đầu tăng 1,3 triệu đồng/lượng, thế giới đảo chiều

Giá vàng hôm nay 14/5 quay đầu tăng 1,3 triệu đồng/lượng, thế giới đảo chiều

14 Tháng 05, 2025

Giá vàng trong nước hôm nay (14/5) đảo chiều tăng mạnh 1,3 triệu đồng/lượng; Cùng chiều vàng thế giới quay đầu tăng 0,16% so với...

Thông tin mới nhất về thời gian tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM

Thông tin mới nhất về thời gian tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM

14 Tháng 05, 2025

Sở GD&ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026

Barcelona sớm vô địch La Liga trong trường hợp nào?

Barcelona sớm vô địch La Liga trong trường hợp nào?

14 Tháng 05, 2025

Đội bóng của huấn luyện viên Hansi Flick đang đứng trước cơ hội sớm đăng quang ngôi vô địch giải La Liga.

Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay sau hơn 1 thập kỷ hẹn hò

Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay sau hơn 1 thập kỷ hẹn hò

14 Tháng 05, 2025

Mới đây, thông tin Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay khiến cộng đồng mạng xôn xao. Cặp đôi từng có nhiều năm hẹn...

Cuộc chiến thuế quan: Ông Trump bất ngờ quay xe chê EU tệ hơn Trung Quốc

Cuộc chiến thuế quan: Ông Trump bất ngờ quay xe chê EU tệ hơn Trung Quốc

14 Tháng 05, 2025

Tổng thống Mỹ Trump cáo buộc khối EU có các hoạt động thương mại không công bằng, bao gồm các rào cản đối với xuất...

Phụ huynh mất tiền vì bị lừa đảo điều chỉnh đăng ký thi tốt nghiệp cho con

Phụ huynh mất tiền vì bị lừa đảo điều chỉnh đăng ký thi tốt nghiệp cho con

13 Tháng 05, 2025

Trường THPT Hiệp Bình, TP Thủ Đức (TPHCM) vừa gửi thông báo khẩn đến phụ huynh về chiêu lừa đảo liên quan đến kỳ thi...

Cô gái 19 tuổi “quá xinh khi khóc” bị lạm dụng ảnh trên “web đen”

Cô gái 19 tuổi “quá xinh khi khóc” bị lạm dụng ảnh trên “web đen”

13 Tháng 05, 2025

Một cô gái trẻ ở Trung Quốc với bức ảnh ghi lại khoảnh khắc rơi nước mắt, đã trở thành nạn nhân của việc đánh...

Ông Trump bất ngờ đưa ra tối hậu thư cho Nga và Ukraine

Ông Trump bất ngờ đưa ra tối hậu thư cho Nga và Ukraine

13 Tháng 05, 2025

Ông Steve Witkoff- Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trước khi Nga đề xuất đàm phán...

Thực hư câu chuyện vợ và “bồ” cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

Thực hư câu chuyện vợ và “bồ” cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

13 Tháng 05, 2025

Câu chuyện xôn xao khi người đàn ông bị tai nạn và được một câu lạc bộ tình nguyện hỗ trợ đưa tới bệnh viện...

0.97443 sec| 2295.281 kb