Hiện nay những chương trình học của học sinh sẽ có rất nhiều lý thuyết, đặc biệt là những môn xã hội. Lượng kiến thức lớn, học sinh sẽ cảm thấy quá tải nếu không có kĩ năng ghi nhớ. Đến khi vào phòng thi, các em sẽ “chẳng nhớ gì”, hoặc nhớ được rất ít. Tham khảo ngay những mẹo học thuộc lòng nhanh siêu tốc dưới đây nhé!
1. Không gian học bài yên tĩnh
Một không gian yên tĩnh, một góc trời riêng của bạn để tập trung tuyệt đối vào bài văn và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Hãy tìm cho mình những không gian mở và yên tĩnh như vậy để bạn có thể thoải mái mà tập trung cao độ cho việc học thuộc văn.
Vậy làm sao để học thuộc bài nhanh tại nhà? Việc đầu tiên là bạn phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp không gian bàn học của mình. Bạn cũng có thể trang trí cho góc học tập thêm xinh xắn, lung linh hơn thì bạn cũng có cảm hứng học bài tốt hơn đấy.
2. Thời điểm nào thuận lợi cho việc học thuộc lòng
Muốn học thuộc nhanh và nhớ lâu môn văn cực kỳ đơn giản nữa là yếu tố thời gian. Bạn nên ngủ sớm và thức dậy vào sáng sớm khoảng thời gian từ 4h30 đến 6h để có một tinh thần sảng khoái nhất và cũng là khung giờ vàng cho não bộ hoạt động tốt nhất, ghi nhớ kiến thức nhanh nhất.
3. Gạch chân các ý và cụm từ khóa quan trọng
Cách tốt nhất để bộ não của bạn “mã hóa” và học thuộc tất cả chính là cách trình bày khoa học với các ý chính được liệt kê ra cụ thể, rõ ràng cùng các từ khóa quan trọng của bài. Cách vẽ sơ đồ tư duy dựa trên các từ khóa chính như vậy sẽ tạo ra chuỗi sự kiện được ghi nhớ một cách đơn giản nhất.
4. Hình dung tổng quát nội dung cần học
Hãy hình dung tổng quát xem những nội dung cần học là gì? Kiến thức nào là quan trọng nhất trong những thứ đó. Như vậy bạn mới có lộ trình đúng đắn để học bài, tập trung vào phần quan trọng nhất, bỏ qua những vấn đề không cần thiết.
5. Chia nhỏ nội dung bài học
Sau khi hình dung xong tổng quát những nội dung, bắt tay vào chia nhỏ những kiến thức thành từng phần. Trước một đống bài vở ngổn ngang, nếu bạn học bài một cách không có quy củ, chắc chắn sẽ không hiệu quả. Vì thế, để tránh tâm lý “choáng ngợp”. với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn.
VD: Với môn toán học, bàn cần tách ra phần toán hình học riêng, đại số riêng. Trong toán đại số tách ra phần đồ thị, lượng giác, phương trình, hệ phương trình, xác suất… Với môn ngữ văn, nếu bạn phải học thuộc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ trong 1 tiếng chắc là sẽ rất khó khăn. Nếu bạn chia nó thành 2 hoặc 3 phần nhỏ, và dành thời gian phù hợp để học từng phần, thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đơn giản hơn là nhồi nhét trong một khoảng thời gian ngắn.
VD: Với môn Ngữ Văn, nên học thuộc 10 câu thơ trong vòng 10 phút. Như vậy bạn có mục tiêu và hoàn toàn dành hết “sức lực” của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
6. Tóm tắt những nội dung chính
Với mỗi phần đã chia nhỏ, bắt đầu đọc hết nội dung một lượt rồi tóm tắt nội dung chính của từng phần đó.
VD: Trong Hóa vô cơ cần phải nắm được kiến thức gì? Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại, tính chất của axit, bazơ… Với những kiến thức khó cần phải học thuộc như bảng tuần hoàn hóa học, nguyên tử khối của các chất thì hãy sử dụng mẹo học bằng thơ, bài ca để dễ thuộc hơn mà lại còn nhớ nhanh, nhớ lâu.
7. Viết ra giấy những ý chính
Khi học bài, đừng chỉ đọc nhẩm hay đọc ra tiếng. Kết hợp với viết ra giấy giúp bạn nhớ nhanh đến gấp 10 lần. Hơn nữa việc note ra giấy giúp bạn biết kiến thức nào là quan trọng nhất, viết ra cách gạch đầu dòng ngắn gọn để kiểm tra ý chính của toàn bài học. Và để tránh kiểu trường hợp “học vẹt” nữa. Với cách sử dụng bút, viết, và giấy, có gợi ý cho bạn là sử dụng những cây bút highlight để nhấn mạnh. Tác dụng của màu sắc lên thị giác khiến bạn bị thu hút hơn và lúc đó bạn sẽ nhớ nó.
8. Liên tưởng với hình ảnh, vẽ sơ đồ tư duy
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ con người tiếp thu hình ảnh tốt hơn là bằng chữ. Có nhiều cách sử dụng hình ảnh với nội dung bài học là sử dụng sơ đồ tư duy, vẽ sơ đồ hình cây… Hoặc hiện đại hơn là dùng infographic, vừa sắp xếp được những ý chủ đạo, vừa có màu sắc lại dễ hình dung.
Sử dụng sơ đồ tư duy giúp não bộ tiếp nhận thông tin một cách chủ động, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến thức đã học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng sẽ giúp cho nội dung bài học trình bày khoa học.
Lưu ý: Những sai lầm trong cách học thuộc lòng môn Ngữ Văn
- Học thuộc từng câu chữ
Học thuộc từng câu chữ đối với văn là cách học sai lầm. Các bạn học sinh vẫn hay gọi là “học vẹt” bởi thực chất cách học này sẽ không giúp bạn ghi nhớ kiến thức sâu, không hiểu bài văn và nhanh chóng quên ngay bài vở. Chỉ cần bạn quên một chi tiết trong bài thì các chi tiết còn lại của bài đều không thể nhớ ra.
- Học thuộc bài khi tâm trạng không tốt
Nếu tâm trạng của bạn không ổn việc học thuộc văn nhanh đều trở nên hạn chế. Nếu cảm thấy không ổn về sức khỏe hay tâm trạng đang tiêu cực thì hãy dừng ngay việc học thuộc một bài văn lại và dời vào một buổi khác thoải mái hơn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm