I - Có thai có chán ăn không?
Chán ăn khi mang bầu là hiện tượng phổ biến nên các mẹ không nên lo lắng. Đây là phản ứng sinh lý trước nhiều thay đổi trong cơ thể như nồng độ hormone, tâm sinh lý, cân nặng,...
Việc cơ thể không sẵn sàng thu nạp thức ăn sẽ kết thúc tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Vậy nên mẹ bầu không căng thẳng mà giữ tâm lý bình thường để thích nghi với thay đổi của cơ thể. Việc này vừa giúp con yêu tăng trưởng khỏe mạnh đồng thời duy trì thể trạng ổn định cho mẹ.
II - Nguyên nhân gây chán ăn khi mang thai
Bà bầu mệt mỏi chán ăn là hiện tượng phổ biến xảy ra trong hành trình "tam ca nguyệt". Vì thế để cải thiện thể chất của mẹ và cân bằng dinh dưỡng cho em bé mẹ thì cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Dưới đây là lý do chính khiến mẹ bầu chán ăn:
1. Mẹ bầu chán ăn do thay đổi nội tiết tố
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone HCG tăng cao nhanh chóng và sẽ giảm dần vào những tháng tiếp theo của thai kỳ. Khi nồng độ của loại hormone tăng lên đã dẫn đến hàng loạt sự thay đổi trong của mẹ bầu.
Biểu hiện mà nhiều bà bầu gặp phải là chán ăn, người mệt mỏi, buồn nôn. Thế nhưng, không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng này, sẽ có chị em lại thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường.
2. Mẹ bầu bị chán ăn khi mang thai do tâm trạng thay đổi
Chán ăn ở bà bầu còn do căng thẳng kéo dài hoặc vấn đề tâm lý (lo lắng quá mức, trầm cảm). Chính điều này đã khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái chán ăn, người không thấy đói hoặc ăn không thấy ngon miệng.
Nguy hiểm hơn nữa, một số bệnh lý về tâm lý như trầm cảm có thể khiến cho mẹ thèm ăn các loại thực phẩm hoặc đồ ăn thiếu lành mạnh như: rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng…
3. Đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai do ốm nghén
Đói bụng nhưng không muốn ăn là một trong những biểu hiện ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Triệu chứng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, người mệt mỏi.
Hiện tượng bà bầu chán ăn còn có thể kéo dài trên 3 tháng và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Trong trường hợp này, cần có sự can thiệp của bác sĩ để giúp mẹ bầu trở lại thói quen ăn uống như bình thường.
4. Chán ăn khi mang thai do cơ chế bảo vệ em bé
Đôi khi, nhiều mẹ có tâm lý lo lắng không muốn ăn nhiều vì lo sợ đồ ăn làm hại đến thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến việc mẹ cảm thấy rất chán ăn, đây chính là phản xạ của người mẹ như muốn bảo vệ thiên thần nhỏ của mình.
III - Các dấu hiệu khi mẹ bầu mệt mỏi chán ăn
Chứng chán ăn trong giai đoạn mang thai chịu chi phối từ nhiều nhân tố khác nhau. Các mẹ dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng dưới đây:
- Không muốn ăn: Dù trước đây, mẹ đã từng rất thích món ăn nào đó nhưng mắc phải tình trạng chán ăn khi mang thai thì mẹ không còn tha thiết thưởng thức các loại món ăn này nữa. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, không thấy đói dù chưa ăn gì.
- Ăn không ngon miệng: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ bầu có sự biến đổi về nồng độ hormone progesterone, điều này khiến cho vị giác của người mẹ có sự thay đổi thất thường nên ăn không còn ngon miệng.
- Buồn nôn, nôn: Trạng thái ăn uống nôn liên tục xảy ra ở phụ nữ trong 3 tháng đầy mang thai. Nhiều mẹ bầu chán ăn vì khi ăn vào lại nôn ra, khiến cho nhiều mẹ cảm thấy chán nản và không muốn ăn (tình trạng này hay xảy ra khi ăn no).
- Lo sợ mỗi khi đến bữa ăn: Sự biến động của hormone trong cơ thể mà mẹ bầu rất dễ nhạy cảm với mùi thức ăn kể cả món ăn mẹ đã từng rất thích. Do vậy, cứ khi đến bữa ăn là mẹ sợ không muốn ăn gì, cơ thể càng mệt mỏi hơn.
IV - Chán ăn ở bà bầu có nguy hiểm đến mẹ và bé không?
Chán ăn khi mang thai khiến cơ thể mẹ không được thu nạp đủ chất dinh dưỡng khiến sức khỏe yếu đi. Hiện tượng chán ăn kéo dài tác động tiêu cực đến cơ thể mẹ và bé cụ thể như sau:
Đối với mẹ bầu
Mang thai chán ăn lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó làm cho mẹ gầy yếu xanh xao, người mệt mỏi, giảm sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Tình trạng này kéo dài dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm ở phụ nữ mang thai, ví dụ như: cảm cúm, covid, sốt xuất huyết…
Bên cạnh vấn đề suy giảm sức khỏe, bà bầu chán ăn mệt mỏi còn gây ra nhiều trạng thái thái tiêu cực về tâm lý. Chán ăn càng làm cho nhiều người mẹ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến bữa ăn hoặc chán nản mỗi khi có người nhắc đến chuyện ăn uống.
Đối với thai nhi
Chán ăn khi mang thai không chỉ tổn thương sức khỏe mẹ mà cơ thể thai nhi không được nuôi dưỡng tốt nhất. Việc này khiến thai nhi có tốc độ phát triển trí não, thể chất và tinh thần bị chậm hơn.
Nguy hiểm nhất là khi chứng chán ăn có thể gia tăng khả năng tử vong cho thai nhi, do thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng để duy trì sự sống của bào thai. Chán ăn còn là lý do trực tiếp gây ra dấu hiệu bất thường trong tam cá nguyệt như: sinh non, bé nhẹ cân, sảy thai.
V - Bà bầu chán ăn phải làm sao để khắc phục?
Chán ăn ở bà bầu khiến sinh hoạt trong cuộc sống và các vấn đề sức khỏe bị đảo lộn. Vì vậy để cải thiện hiện tượng bà bầu bị chán ăn nên vận dụng một số mẹo sau:
1. Uống nhiều nước để giảm buồn nôn
Uống đủ nước hàng ngày là rất quan trọng, đặc biệt với mẹ bầu đang bị chán ăn khi mang thai. Hằng ngày, bà bầu nên cung cấp đủ 2 - 2.5 lít nước cho cơ thể. Khi lượng nước cân bằng ổn định sẽ tránh hiện tượng buồn nôn, thúc đẩy sự thay đổi vị giác khi mang thai và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Tất cả những lợi ích nêu trên đã kích thích cảm giác thèm ăn, khắc phục tình trạng chán ăn do ốm nghén hay buồn nôn cho mẹ bầu.
2. Tránh món ăn, gia vị có mùi khó chịu
Nếu có bất kỳ món ăn hoặc loại gia vị nào đó gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu thì hãy tránh xa chúng nhé. Bà bầu chán ăn không cần cố gắng sử dụng những loại thực phẩm đó để rồi lại làm cho tình trạng chán ăn ngày càng nặng hơn.
Thay vào đó, mẹ hãy chế biến món ăn hoặc lựa chọn các loại thực phẩm mà bản thân mình yêu thích. Miễn là món ăn lành mạnh, tốt cho cho sức khỏe và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả và mẹ.
3. Phân tách thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Mẹ chán ăn khi mang thai nhưng hãy nghĩ đến sự phát triển của em bé trong bụng mà cố gắng tập ăn từng chút một nhé. Mẹ không cần bắt ép bản thân phải ăn quá nhiều vào một lúc nhưng cần phân nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Khi số lượng bữa ăn được chia nhỉ sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa thức ăn và kích thích cảm giác ngon miệng hơn. Việc ăn uống đã được cải thiện thì chắc chắn rằng mẹ bầu cảm thấy đỡ mệt mỏi, thể chất và tinh thần cũng vì thế mà tốt hơn.
4. Luyện tập nhẹ nhàng để nhanh thèm ăn
Bà bầu chán ăn sẽ chẳng ăn ngon miệng được khi bụng cứ đầy, cơ thể không tiêu hao năng lượng và không có cảm giác thèm ăn.
Vì thế, mẹ hãy chăm chỉ luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên để kích thích cảm giác thèm ăn nhé. Việc vận động là rất quan trọng, có thể giúp tăng cường đốt cháy năng lượng hoặc mỡ thừa, cải thiện hệ tiêu hóa và giúp mẹ ăn được nhiều hơn nữa đấy.
5. Biến đổi cách chế biến các món ăn
Đa dạng cách chế biến là biện pháp cần thiết kích thích cảm giác ăn ngon ch bà bầu chán ăn, mẹ có thể linh hoạt thay đổi các cách chế biến như: luộc, hấp, xào, nấu canh, nấu cháo, các món kho…
Việc thay đổi thường xuyên cách nấu ăn sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy mới lạ trong việc ăn uống, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi chứng chán ăn khi mang thai.
6. Ăn món mẹ bầu thích và món ít gia vị
Khi mẹ bầu ăn không ngon miệng thì hãy bắt đầu bằng viện lựa chọn món ăn theo sở thích của bản thân. Tuy nhiên, nếu ăn theo sở thích cá nhân thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Nếu lo lắng xảy ra hiện tượng này, mẹ bầu nên uống thêm sữa và các sản phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai.
Nhóm sản phẩm này giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi cải thiện được sự chán ăn thì mẹ bầu có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm để giúp bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu chán ăn nên hạn chế sử dụng các loại gia vị trong các món ăn (ví dụ như gia vị cay, mặn hoặc quá ngọt). Bởi điều này tác động đến chu trình tiêu hóa, gây đầy bụng khó chịu và làm cho tình trạng chán ăn ngày càng nặng hơn.
7. Tăng cường thực phẩm đầy đủ dưỡng chất
Như đã đề cập ở trên, tình trạng mẹ bầu bị chán ăn có thể làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gây hại cho cả mẹ và em bé. Do vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm đầy đủ dưỡng chất trong giai đoạn chán ăn khi mang thai là cần thiết.
Bổ sung thực phẩm giàu protein và tinh bột
Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu, phòng ngừa tình trạng mệt mỏi, và giúp phát triển nhiều cơ quan của thai nhi. Một số ví dụ về loại thực phẩm giàu protein và tinh bột mà mẹ có thể tiêu thụ đó là: thịt, cá, bơ, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, khoai tây, yến mạch.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, việc bổ sung này còn phòng ngừa dị tật ở thai nhi, ngăn chặn các vấn đề bất thường trong thai kỳ.
Một số loại rau xanh và trái cây mà mẹ bầu nên sử dụng khi mang thai là: súp lơ xanh, bắp cải, rau cần tây, rau muống, rau bạc hà, rau mùi, đu đủ, dứa, bơ, nho, chuối chín…
Ngoài ra, mẹ bầu chán ăn cần đặc biệt chú ý tới việc bổ sung các dưỡng chất vô cùng quan trọng trong thai kỳ như: sắt, kẽm, axit folic, omega-3.
Mẹ bầu bị chán ăn khi mang thai gây ra thương tổn tới sức khỏe của bản thân và sự phát triển thai nhi. Nếu mẹ cũng đang gặp phải tình trạng này thì hãy áp dụng ngay các biện pháp mà bài viết đã chia sẻ để vượt qua dễ dàng hơn nhé. Cần chú trọng thay đổi dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và tích cực rèn luyện để cho thai nhi môi trường phát triển tốt nhất.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm