Tìm hiểu đo nhiệt độ trẻ em ở đâu chính xác
MỤC LỤC:
Sốt là gì?
Đo nhiệt độ trẻ em ở đâu chính xác?
Các phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ
Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Sốt là gì?
Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Vùng hạ đồi điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bằng cách cân bằng giữa việc tạo nhiệt của các cơ, gan với sự mất nhiệt qua da, phổi.
Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt. Sốt thường là do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hoặc virus.
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể ở trực tràng là trên 38°C, ở miệng là trên 37.5°C, ở nách là trên 37.2°C và ở tai là trên 38°C.
Đo nhiệt độ trẻ em ở đâu chính xác?
Có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể và mỗi cách đo sẽ có độ chính xác khác nhau.
Sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tại nách là một cách an toàn và hiệu quả để theo dõi nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp chính xác nhất. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốt, bạn nên đo nhiệt độ tại hậu môn.
Hiện nay, nhiệt kế điện tử được sử dụng phổ biến hơn và thay thế cho nhiệt kế thủy ngân do an toàn và cho kết quả chính xác hơn.
Có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể
Các phương pháp đo thân nhiệt cho trẻ
Cách đo nhiệt độ ở hậu môn – trực tràng
Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng:
Đặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nằm sấp trong lòng cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.
Thoa một lượng nhỏ vaseline hoặc chất bôi trơn vào phần cuối của nhiệt kế.
Đặt nhiệt kế một cách nhẹ nhàng vào hậu môn của trẻ cho đến khi không còn thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa (tương đương khoảng 0,6 – 1,3 cm).
Giữ nguyên nhiệt kế trong khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
Khi nhiệt độ ở hậu môn đo được > 100.4°F (tương đương 38°C) nghĩa là trẻ bị sốt.
Cách đo nhiệt độ ở miệng
Cách đo nhiệt độ ở miệng thường dành cho trẻ khoảng từ 4 tuổi trở lên, đã biết nghe lời ngậm miệng lại khi đo. Khi dùng cách này thì bố mẹ lưu ý trước đó khoảng 30 phút bé không ăn hay uống đồ lạnh hay đồ nóng để tránh hiện tượng thông số không chính xác.
Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà phòng, sau đó rửa sạch lại với nước.
Đặt đầu nhiệt kế vào bên dưới lưỡi của trẻ và bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế trong khoảng 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
Khi nhiệt độ ở miệng đo được > 99.5°F (tương đương 37.5°C) nghĩa là trẻ bị sốt.
Cách đo nhiệt độ nách
Đo nhiệt độ nách là cách đo phổ biến để kiểm tra thân nhiệt trẻ.
Kiểm tra xem nhiệt kế đã bật chưa.
Ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách.
Giữ cánh tay của bạn, hoặc cánh tay con của bạn, áp sát vào cơ thể để nhiệt kế giữ nguyên vị trí.
Đợi cho nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ. Việc này sẽ mất khoảng một phút hay lâu hơn. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc nhiệt độ.
Khi nhiệt độ ở nách đo được > 99°F (tương đương 37.2°C) nghĩa là trẻ bị sốt.
Đo nhiệt độ nách là cách đo phổ biến
Cách đo nhiệt độ tai
Để lấy nhiệt độ đo tại tai, bạn cần một nhiệt kế đo tai đặc biệt. Cách sử dụng:
Lắp một đầu dò vào nhiệt kế và bật lên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kéo nhẹ phần vành tai ra ngoài để mở dọc ống tai, nhẹ nhàng đẩy nhiệt kế vào ống tai cho đến khi nhiệt kế được đưa vào hoàn toàn
Nhấn nút đọc và chờ thông báo xong của nhiệt kế.
Tháo nhiệt kế cẩn thận và đọc nhiệt độ đo được
Khi nhiệt độ ở tai đo được > 100.4°F (tương đương 38°C) nghĩa là trẻ bị sốt.
Cách đo tại trán
Phương pháp đo trán sẽ giúp bé yêu cảm thấy thoải mái, đầu đo không cần phải tiếp xúc trực tiếp vào trán mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Đo nhiệt độ ở trán bạn cần trang bị nhiệt kế hồng ngoại đo trán.
Cách đo: Bạn hãy đưa đầu dò hồng ngoại vào giữa trán của trẻ. Để đầu dò cách trán trẻ khoảng 1 - 3 cm sau đó bấm nút đo, kết quả sẽ có chỉ sau khoảng 1 - 3 giây.
Khi nhiệt độ tại trán từ 37.5 độ C trở lên, trẻ đã bị sốt
Khi trẻ sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám
Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Sốt có thể giữ vai trò chống nhiễm khuẩn cho cơ thể. Khi đo thân nhiệt cho trẻ cho thấy bé bị sốt, phụ huynh cần xem xét các triệu chứng đi kèm với sốt ở trẻ. Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, khi trẻ sốt đi kèm với các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Khó thở: Thở nhanh, thở rít, thở rút lõm ngực.
Tay chân lạnh.
Co giật.
Sốt li bì, không linh hoạt.
Trẻ bị mất nước (mắt trũng, uống nước háo hức, tiểu ít).
Sốt trên 7 ngày.
Trẻ sốt tái đi tái lại.
Trẻ có bệnh nền như ung thư, tim mạch, lupus hay hồng cầu liềm...
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ phải bình tĩnh và nắm vững kiến thức, cách đo thân nhiệt ở đâu và như thế nào để có thể đo nhiệt độ cơ thể trẻ chính xác. Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục để phòng ngừa các trường hợp sốt cao gây co giật.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng miếng dán hạ sốt có thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Miếng dán hạ sốt giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ bắp, giảm say nắng, ngăn ngừa co giật do sốt cao.
Miếng dán hạ sốt có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng cho trẻ.
Miếng dán hạ sốt Sakura Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm