Sử dụng kem bôi muỗi đốt giúp giảm ngứa cho bé
Tại sao trẻ nhỏ bị muỗi đốt nhiều hơn?
Trong chúng ta, từ nhỏ tới lớn chắc hẳn đều từng bị muỗi đốt vậy nên sẽ hiểu rằng chúng khó chịu ra sao. Sau khi bị đốt các vết sưng nhỏ màu đỏ sưng tấy lên ngay lập tức, tạo ra cảm giác ngứa ngáy mà một khi trẻ bắt đầu gãi thì lại càng làm vết ngứa sưng to và ngứa hơn. Trẻ nhỏ càng gãi thì chúng càng ngứa và sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến cho vết muỗi đốt sưng to hơn và dễ tạo thành sẹo thâm.
Tuy ở cùng một nơi nhưng có nhiều trẻ bị muỗi đốt nhiều hơn các bé khác hoặc nhiều hơn người lớn. Nguyên do chính xác chưa được các chuyên gia nghiên cứu tìm thấy. Tuy nhiên có một số lập luận cho rằng:
- Do trẻ thường thở ra mạnh hơn: Bởi muỗi có thể ngửi thấy mùi khí Co2 ở khoảng cách 500m, nên hơi thở cũng trở thành nguồn thu hút muỗi. Trẻ nhỏ thường thở ra mạnh hơn nên có thể thu hút muỗi đốt nhiều hơn người lớn.
- Do trẻ hoạt động nhiều hơn và dễ đổ mồ hôi hơn: Muỗi được cho là đặc biệt thích người có thân nhiệt cao. Trẻ nhỏ hoạt động thường xuyên vì thế nhiệt độ cơ thể cũng sẽ cao hơn.
- Không để ý được khi bị đốt: Trẻ nhỏ thường khó có thể nhận biết khi bị muỗi đậu và chuẩn bị đốt nên khó có thể xua đuổi chúng đi.
Chính vì vậy có rất nhiều gia đình khi đi dã ngoại, trong khi bố mẹ thì không hề bị muỗi đốt nhưng trẻ nhỏ có tới hàng chục vết đốt từ đầu tới chân. Đặc biệt vết muỗi đốt ở trẻ không chỉ gây ngứa mà do làn da bé nhạy cảm nên có thể sưng đỏ nổi u lên khiến cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.
Cách xử lý ngay khi trẻ bị muỗi đốt
Mẹ nên rửa cho bé vùng da bị muỗi đốt với xà phòng để giảm viêm
Đầu tiên khi biết con bị muỗi đốt, bố mẹ hãy kiên quyết ngăn trẻ gãi lên vết muỗi đốt. Tuy điều này rất khó khăn bởi bé đang rất ngứa nhưng sẽ giúp tránh cho bé tạo ra các vết thương trên da và hình thành cơ hội để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và gây nhiễm trùng.
Thay vì gãi bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây khi bé bị muỗi đốt:
- Rửa vùng da bị muỗi đốt với xà phòng và nước
- Chườm túi đá lên trên vết muỗi đốt
- Thoa kem dưỡng da calamine hoặc kem chống ngứa dành cho vết côn trùng đốt lên vết thương
- Sử dụng banking soda: Trộn 1 muỗng canh bột với nước rồi bôi trực tiếp lên vết cắn. Sau đó, nên để hỗn hợp này trên da khoảng 10 phút trước khi rửa sạch.
Điều cần biết trước khi chọn kem bôi muỗi đốt cho bé
Dùng kem bôi muỗi đốt có thể giúp giảm ngứa cho bé
Một số loại kem bôi muỗi đốt được bán ở hiệu thuốc sẽ giúp giảm ngứa cho trẻ, tuy nhiên bố mẹ nên chú ý về tác dụng phụ khi sử dụng cho bé. Nên chú ý đọc thành phần sản phẩm để lựa chọn loại giảm ngứa, trị thâm hiệu quả mà an toàn cho bé. Một số loại kem bôi vết muỗi như:
Kem hydrocortisone
Kem bôi ngoài da hydrocortisone có thể điều trị được nhiều tình trạng da khác nhau ngoài vết muỗi đốt. Kem có thể dùng cho người bị bệnh chàm.
Đây là một loại corticosteroid, một nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm hiệu quả trên da. Chính vì thể, bôi các loại kem có thành phần này trên vết muỗi đốt có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng. Loại kem bôi có dạng thuốc mỡ, kem với các nồng độ khác nhau.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì các bác sĩ thường không khuyên dùng các loại thuốc hoặc kem có chứa corticoid. Bởi chúng có tác dụng phụ gây ảnh hưởng về xương, khớp như loãng xương teo cơ. Đối với trẻ nhỏ, sử dụng corticoid kéo dài cũng có thể dẫn tới hội chứng cushing gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ hết sức nguy hiểm.
Thực tế, nếu cha mẹ muốn dùng loại kem có thành phần này bôi muỗi đốt cho bé thì nên đọc kĩ liều dùng khuyến cáo cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Kem chứa thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine có thể điều trị dị ứng và giúp giảm ngứa vết côn trùng đốt. Chúng giúp ngăn chặn các thụ thể histamine để ngăn chặn phản ứng trên da như viêm do muỗi đốt.
Chúng cũng giúp giảm ngứa và sưng tấy sau khi bị côn trùng cắn và có cả dạng kem. Một số loại kem bôi muỗi đốt chứa chất kháng histamine.
Kem bôi thảo dược
Một lựa chọn an toàn hơn dành cho mẹ khi bé bị muỗi đốt chính là sử dụng kem bôi thảo dược cho bé. Mẹ có thể lựa chọn các loại kem bôi có chứa các thành phần có tác dụng giảm ngứa tiêu viêm đã được sử dụng nhiều trong dân gian như: lá trầu không, lô hội, trà xanh,…
Vì thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên kem bôi có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể bôi cho bé từ 1 – 3 lần vào vết muỗi đốt cho tới khi hết hẳn triệu chứng.
Tuy nhiên, da trẻ cũng khá nhạy cảm nên mẹ nên bôi thử trên vùng da nhỏ cho bé trước khi bôi ra các vùng da khác để thử dị ứng.
Bí quyết ngừa muỗi đốt hiệu quả cho trẻ
Nên phòng muỗi đốt cho bé khi đi dã ngoại
Thực tế theo các chuyên gia thì tốt nhất để giúp cho bé không bị thâm và ngứa muỗi đốt thì bố mẹ hãy áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phòng ngừa muỗi đốt từ sớm. Bởi sử dụng các loại kem tân dược thì có thể tiềm ẩn tác dụng phụ còn sử dụng thảo dược thì tác dụng có thể chậm hơn.
Hãy bỏ túi các mẹo sau để phòng muỗi cho con:
- Mặc quần áo dài và đi tất cho trẻ khi đi ra ngoài.
- Sử dụng xịt hoặc lăn đuổi côn trùng trên da cho bé khi đi ra ngoài ở khu vực có nhiều muỗi.
- Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt trong lúc ngủ.
- Loại bỏ nước đọng ở trong nhà để tránh làm nơi để muỗi đẻ trứng và sinh sản.
- Không sử dụng xà phòng thơm, nước hoa cho trẻ bởi mùi hương có thể thu hút côn trùng hơn.
- Cảnh báo bé để tránh xa khu vực có nhiều muỗi như gần thùng rác, gần cống hoặc vũng nước tù, vườn cây.
- Sử dụng quạt đuổi muỗi ở khu vực ăn uống ngoài trời.
KEM NHẤT NHẤTGiúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần: Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ. Công dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau. Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng. Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non. Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt. Cách dùng: Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần. Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành. Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An. Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337 Xem thêm: Kem Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm