I. Tại sao bạn bị khô hạn khi mang thai?
Khi mang thai bạn sẽ nhận thấy cơ thể có nhiều thay đổi như phải quen với tình trạng cơ thể mệt mỏi, ốm nghén, nhức mỏi người... Và thêm một điều nữa mà chắc hẳn bạn cũng không muốn đón nhận trong thời kỳ mang bầu đó chính là khô hạn khi mang thai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị khô hạn như:
1. Rối loạn nội tiết tố
Ở âm đạo, màng âm đạo chịu trách nhiệm tiết ra một lớp nhầy mỏng có trách nhiệm bôi trơn âm đạo và bảo vệ môi trường âm đạo khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm.
Trong đó chịu trách nhiệm chính trong quá trình sản xuất dịch âm đạo chính là hormone estrogen. Khi mang thai, estrogen bị mất cân bằng gây giảm dịch tiết, dẫn đến âm đạo bị khô hạn.
Khô âm đạo trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu khá phổ biến vì lúc này, nồng độ estrogen đang giảm mạnh. Âm đạo luôn có cảm giác khô, ngứa, thậm chí là rát…
2. Mất nước
Nếu nữ giới xuất hiện hiện tượng thấy khô hạn ở “vùng kín”, rất có khả năng cơ thể của bạn đang cần nước để giữ ẩm cho môi trường âm đạo.
Trong giai đoạn mang thai, chất lỏng tuần hoàn tăng khoảng 50%, bạn phải cung cấp đủ nước cho cơ thể và cho cả em bé vì vậy hãy đảm bảo cơ thể luôn được hấp thụ nhiều nước hơn bình thường để cải thiện tình trạng khô âm đạo.
3. Ảnh hưởng của ốm nghén
Ngoài ra, quá trình ốm nghén khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu khô hạn.
Giai đoạn này mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó khăn, trầm cảm…
4. Viêm nhiễm, nấm âm đạo
Một nghiên cứu cho thấy rằng, nữ giới trong thai kỳ có nguy cơ nhiễm trùng nấm men. Khi bị nhiễm nấm, phụ nữ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và ngứa nhiều ở vùng âm đạo.
Hoặc một số người bị nhiễm trùng âm đạo có thể là do bị viêm âm đạo. Mà đối tượng gây ra tình trạng này chính là vi khuẩn và liên khuẩn nhóm B. Các triệu chứng cũng gần như tương tự bên trên, thấy ngứa và đau khi đi tiểu.
Viêm nhiễm nấm âm đạo khiến vùng kín bị mất cân bằng pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây khô hạn. Nếu không chú ý khắc phục tình trạng này kịp thời bạn cũng sẽ dễ bị mắc bệnh phụ khoa.
II. Có nên lo lắng khi mang bầu bị khô hạn?
Mặc dù khô hạn khi mang thai nghe có vẻ như một bất tiện nhỏ, nhưng nó lại kéo theo nhiều khó chịu và đau đớn. Nữ giới tìm cách né tránh chuyện ấy vì luôn cảm thấy đau rát, âm đạo luôn ngứa ngáy bỏng rát…
Khô âm đạo có thể do dị ứng, tác dụng của thuốc cảm hay chống trầm cảm, tình trạng rối loạn tự miễn dịch, viêm đường tiết niệu hoặc gặp thuốc kháng estrogen.
Và nếu bạn thấy vùng âm đạo xuất hiện tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy khó chịu hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.
Mục đích của việc này là loại trừ trường hợp bạn bị nhiễm trùng âm đạo, vì đây có thể gây ra nhiều biến chứng trong quá trình mang thai. Khi trao đổi với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ thu được các giải pháp điều trị phù hợp nhất.
III. Cách làm giảm khô hạn khi mang thai
Bạn có thể tham khảo các giải pháp làm giảm tình trạng khô hạn ngay tại nhà dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ: Khi bị khô âm đạo, cô bé rất dễ nhiễm trùng. Vì vậy cần giữ sạch sẽ vệ sinh vùng kín bằng các loại dung dịch dịu nhẹ chuyên biệt, phù hợp. Bên cạnh đó tránh thụt rửa quá sâu gây kích ứng vùng âm đạo.
- Bổ sung nước: Như đã nói bên trên, quá trình mang thai cần lượng nước nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, dịch âm đạo có đến 90% là nước nên hãy cố gắng uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày để giữ cho tất cả các mô luôn được bôi trơn.
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm không chỉ được sử dụng trong quá trình quan hệ tình dục mà nó còn sử dụng lâu dài, hàng ngày nhằm giảm đau tức thì.Đây là loại kem được thiết kế với mục đích làm ẩm âm đạo, có thể sử dụng 2 - 3 lần/tuần giúp bổ sung độ ẩm lâu dài, giảm khô rát nơi âm đạo.
- Chất bôi trơn: Khá nhiều chị em tìm đến các chất bôi trơn để tăng khoái cảm tình dục, khắc phục triệu chứng khô hạn. Tuy nhiên ở một vài trường hợp, các bạn sẽ không còn là chính mình khi sử dụng các mẹo này cho đến khi tìm ra giải pháp phù hợp.
- Vitamin E: Vitamin E chống lão hóa, chống oxy hóa tự nhiên, ngăn ngừa lão hoá mô âm đạo và giảm các tình trạng viêm nhiễm.
- Chọn lựa đồ lót: Sử dụng các loại đồ lót rộng rãi, mềm mại và khả năng thấm hút tốt là cách giảm viêm nhiễm cho “cô bé", cải thiện tình trạng ngứa và khô rát.
- Tập thể dục cho vùng chậu: Các bài tập liên quan trực tiếp đến vùng xương chậu có tác dụng thúc đẩy lưu lượng máu đến ấm đạo, và không gây bất kỳ tác động tiêu cực nào đến quá trình thai kỳ.
Bạn nên hiểu rằng, tình trạng khô hạn khi mang thai không phải điều hiếm gặp. Tuy nhiên đừng vì thế mà e ngại và chịu đựng một mình. Hãy thoải mái chia sẻ điều đó với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bản thân. Và nếu có thể, thì mở lòng với chồng cũng là cách tốt để tìm tiếng nói chung giữa 2 người, giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm