Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?

Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?
Mảng bám, cao răng là nguyên nhân chính dẫn tới viêm nướu, chảy máu chân răng, cần được loại bỏ thường xuyên. Cao răng lâu năm thường bị vôi hóa, bám chắc vào răng và rất khó loại bỏ.

Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?
Làm thế nào để loại bỏ cao răng lâu năm
MỤC LỤC
Cao răng lâu năm là gì?
Tác hại của cao răng lâu năm không được làm sạch
Làm thế nào để loại bỏ cao răng lâu năm
Những lưu ý sau khi loại bỏ vôi răng lâu năm
Chăm sóc răng miệng với Nước ngậm Răng miệng

Cao răng lâu năm là gì?

Cao răng hay vôi răng, hình thành do các mảng bám chứa vi khuẩn và thức ăn thừa bị vôi hóa, dưới của muối khoáng có trong nước bọt, cứng lại và bám chắc ở mép lợi hay trên bề mặt răng. 
Có 2 loại cao răng, bao gồm cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng khi mới hình thành sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, bám trên bề mặt răng và nướu gây tổn thương nướu, viêm nướu. Chảy máu chân răng, khi nhai thức ăn hay khi đánh răng, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh. 
Cao răng tồn tại trong thời gian dài, được gọi là cao răng lâu năm, với các đặc điểm là rất cứng, có độ dày lớn hơn 2mm, thường có màu vàng sẫm. Thậm chí đôi khi còn xuất hiện lớp cặn cứng màu đen, bám chặt lên bề mặt của răng, lan xuống và gây tổn thương tới nướu.
 
Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?
Cao răng lâu năm bám chắc vào chân răng gây mất thẩm mỹ

Tác hại của cao răng lâu năm không được làm sạch

Sự tồn tại của cao răng, chứa đầy các tác nhân có thể gây tổn thương và phá hủy men răng cũng như cấu trúc xung quanh răng. 
Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng. Các ảnh hưởng từ cao răng lâu ngày không được loại bỏ bao gồm:
 
Gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ
 
Cao răng tồn tại dưới dạng các màng cứng có màu  vàng, nâu hay nâu đen trên bề mặt răng, khiến cho men răng xỉn màu, hàm răng mất đi vẻ sáng bóng. 
Nó gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới nụ cười và sự tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
 
Viêm nướu
 
Mảng bám là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng nướu và viêm nướu. Viêm nướu là một bệnh lý nha khoa phổ thông nhất, gây sưng, đỏ và đau nhức ở nướu.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu, viêm tụt lợi và dẫn tới tổn thương về cấu trúc, chức năng nướu.
 
Sâu răng
 
Cao răng cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn bên trong khoang miệng. 
Vi khuẩn tiết ra acid, từ đường và thức ăn, gây hỏng men răng và tạo thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Lỗ sâu răng phát triển dần, có thể tổn thương và phá hủy cấu trúc bên trong tủy răng. 
 
Viêm nha chu
 
Cao răng có thể gây ra viêm nha chu khiến các cấu trúc nâng đỡ cho răng như xương và chân răng bị tổn thương. Khi mô nha chu yếu bị hủy hoại, răng có thể trở nên không ổn định và dễ rụng.
 
Chảy máu chân răng
 
Cao răng dẫn tới tổn thương nướu, gây sưng và giãn các mạch máu xung quanh chân răng, khiến chúng bị biến dạng. Khi đánh răng hoặc làm sạch nướu, lực tác động dễ dàng làm vỡ các mạch máu nhỏ, gây tình trạng chảy máu chân răng.
 
Hôi miệng
 
Sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám, cao răng có thể gây tình trạng hôi miệng, ảnh hưởng tới sự tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 
 
Các bệnh lý răng miệng khác
 
Cao răng đôi khi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như , viêm xoang. Vi khuẩn từ cao răng có thể xâm nhập vào máu và lan rộng đến các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra các bệnh nhiễm trùng thứ phát.

Cao răng lâu năm có khó xử lý không?

Cao răng trở nên gắn chắc vào răng hơn theo thời gian, khó loại bỏ hơn so với mảng bám hoặc cao răng mới hình thành. Sự hình thành cao răng là quá trình tích lũy dần dần và chậm của vi khuẩn và thức ăn thừa.
Quá trình loại bỏ cao răng lâu năm cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có chuyên môn, tại các phòng khám và bệnh viện uy tín, được cấp phép, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và quy trình đảm bảo an toàn.

Làm thế nào để loại bỏ cao răng lâu năm?

Cao răng lâu năm, thường bám rất chắc vào răng, khó loại bỏ. Do đó việc loại bỏ chúng là điều mà nhiều người vô cùng quan tâm. 
Một số hình thức lấy cao răng được áp dụng tại các cơ sở nha khoa hiện nay là:
• Máy lấy cao răng
Máy lấy cao răng hay là máy cạo cao răng, là một thiết bị sử dụng sóng âm tần để loại bỏ cao răng. Công dụng chính của máy lấy cao răng là giúp quá trình lấy cao răng một cách đơn giản, dễ dàng hơn và ít gây khó chịu.
Máy lấy cao răng cần được thực hiện bởi đội ngũ có và chuyên môn để tránh các tác động xấu đến răng.
• Tẩy cao răng sử dụng máy thổi cát
Máy thổi cát là một thiết bị được sử dụng để cạo vôi răng, làm sạch bề mặt bằng áp lực thổi các hạt cát nhỏ li ti. 
Quá trình này giúp lấy đi hoàn toàn các mảng bám trong từng kẽ răng mà không gây đau đớn hay ảnh hưởng gì đến chân răng và các mô mềm quanh răng.
• Sử dụng sóng siêu âm
Một máy siêu âm với đầu dò đặc biệt được sử dụng để phá vỡ và loại bỏ cao răng cũng như mảng bám từ bề mặt răng. 
Đây là phương pháp lấy cao răng được đánh giá cao bởi có thể loại bỏ nhanh chóng các mảng vôi răng cứng đầu, không lo đau, ê buốt hay mòn men răng.
 
Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?
Quy trình lấy cao răng chuẩn nha khoa

Những lưu ý sau khi loại bỏ vôi răng lâu năm 

Cao răng bám chắc vào bề mặt răng, do đó việc loại bỏ cao răng, dù là phương pháp nào cũng sẽ gây những tác động nhất định tới răng và các tổ chức xung quanh răng. 
Do đó, để tránh việc xuất hiện các biến chứng và khó chịu, một số lưu ý mà bạn cần biết sau khi lấy cao răng bao gồm:
• Sau khi cao răng, nhất là cao răng lâu ngày, bác sĩ sẽ thực hiện việc đánh bóng răng với mục đích giúp bề mặt răng sáng bóng, sạch sẽ. Ngoài ra việc này còn giúp ngăn chặn quá trình tái hình thành mảng bám. 
• Việc đánh răng hàng ngày chỉ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây mùi cùng một phần mảng bám, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những mảnh thức ăn thừa nằm sâu trong kẽ răng. 
• Sử dụng các dụng cụ nha khoa như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, nước súc miệng để loại bỏ sạch các mảng bám và tạo sức ép nhẹ nhàng lên nướu, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ.
• Hạn chế ăn đồ có nhiều đường, đồ ăn vặt, thức uống có cồn, các loại thức uống có đường và các loại thức ăn có thể gây màu trên răng như café. Ngoài ra, uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để tránh tạo mảng bám cho răng.
• Bỏ việc hút thuốc lá vì các thành phần có trong thuốc lá có thể là tác nhân hình thành mảng bám và cao răng cũng như các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng khác.
• Thăm khám nha khoa định kỳ và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ nha khoa để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất. 

Chăm sóc răng miệng với Nước ngậm Răng miệng 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân làm cho mảng bám tích tụ thường xuyên, tạo cao răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi...
Đánh răng thông thường không giúp loại bỏ những vi khuẩn và thức ăn thừa nằm sâu bên trong kẽ răng, do đó, để làm sạch miệng một cách tối ưu, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và các dung dịch sát khuẩn, làm sạch khác là điều cần thiết.
Với thành phần chứa các loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, sát trùng, tiêu độc và giảm đau, Nước ngậm Răng miệng là sản phẩm an toàn, mang tới tác dụng hỗ trợ làm giảm mảng bám, cao răng hình thành, giảm tình trạng đau nhức, nhạy cảm và ê buốt chân răng. 
Ngoài ra thành phần tinh dầu còn giúp loại bỏ mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Nước ngậm Răng miệng có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 

Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất

Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng. Bệnh nặng có thể ngậm nhiều lần hơn
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 -10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15 - 20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
 Mỗi đợt sử dụng từ 5 – 7 ngày, đối với nhiệt miệng, 3-4 tuần đối với bệnh răng lợi. Có thể dùng nhiều đợt hoặc thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính).  Fax: (0272) 3.817.337

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?

Làm thế nào để xử lý cao răng lâu năm mà không hại men răng?

04-10-2024 07:38

Mảng bám, cao răng là nguyên nhân chính dẫn tới viêm nướu, chảy máu chân răng, cần được loại bỏ thường xuyên. Cao răng lâu năm thường bị vôi hóa, bám chắc vào răng và rất khó loại bỏ.

Nổi bật trang chủ
Bật khóc khi nghe thầy trò Làng Nủ kể về trận lũ quét kinh hoàng
04 Tháng 10, 2024

Sau trận lũ quét, sạt lở đất, nhiều học sinh mất cả bố lẫn mẹ, thậm chí có em mất toàn bộ gia đình, anh chị em.

Đọc thêm
HLV Hứa Hiền Vinh chia tay U20 Việt Nam?

HLV Hứa Hiền Vinh chia tay U20 Việt Nam?

03 Tháng 10, 2024

Trong những ngày tới, HLV Hứa Hiển Vinh làm việc với Liên đoàn bóng đá Việt Nam để quyết định về tương lai.

Ba nữ Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nổi danh có học vị Tiến sĩ

Ba nữ Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nổi danh có học vị Tiến sĩ

03 Tháng 10, 2024

Không chỉ xinh đẹp, nổi tiếng, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Tân Nhàn, NSƯT Phương Nga còn được ngưỡng mộ bởi trình độ học vấn nổi...

Bóng đá Việt Nam nhận 2 đề cử giải thưởng châu Á

Bóng đá Việt Nam nhận 2 đề cử giải thưởng châu Á

03 Tháng 10, 2024

Liên đoàn bóng đá châu Á vừa công bố danh sách các đề cử cho những giải thưởng của năm 2023.

Giá nhà ở Hà Nội, TP.HCM sẽ hạ nhiệt khi có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Giá nhà ở Hà Nội, TP.HCM sẽ hạ nhiệt khi có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

03 Tháng 10, 2024

Viễn cảnh "sáng đi làm ở TP. Hà Nội, TP.HCM, tối về quê ở" được tổ tư vấn lập dự án đường sắt tốc độ...

Bộ GDĐT “chốt” lịch thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025 vào thời gian nào?

Bộ GDĐT “chốt” lịch thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025 vào thời gian nào?

03 Tháng 10, 2024

Bộ GDĐT cho biết, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2024 - 2025 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/12/2024.

0.68649 sec| 2291.758 kb