Tình trạng khô cổ họng khi ngủ xảy ra khá phổ biến
MỤC LỤC
Tình trạng khô cổ họng khi ngủ là gì?
Nguyên nhân gây khô họng khi ngủ
Biện pháp khắc phục tình trạng khô cổ họng về đêm
Giảm khô họng khi ngủ do nghẹt mũi với Dung dịch vệ sinh mũi
Tình trạng khô cổ họng khi ngủ là gì?
Khô cổ họng khi ngủ là tình trạng cổ họng có cảm giác khô vào thời điểm thức dậy. Nguyên nhân do lượng nước bọt tiết ra giảm. Đây là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở người bị cảm cúm, viêm họng, viêm amidam, dị ứng, hoặc mất nước...
Tình trạng này thường gây cảm giác khát nước, vướng cổ, khó nói hoặc khó nuốt. Cổ họng có cảm giác khô, ngứa thậm chí đau rát, kích thích phản xạ ho.
Thông thường hầu hết các trường hợp khô họng khi ngủ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, cải thiện dần và biến mất sau một vài ngày.
Tuy nhiên, nếu nó kéo dài trong thời gian nhiều tuần tới hàng tháng, đây có thể là dấu hiệu phản ánh bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp. Khô họng khi ngủ thường xuyên có thể dẫn tới ho kéo dài, đôi khi có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và chất lượng sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây khô họng khi ngủ
Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra tình trạng khô họng khi ngủ phổ biến nhất được xác định bao gồm:
Cơ thể thiếu nước
Khô cổ họng khi ngủ có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu nước. Khi lượng nước không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể, quá trình bài tiết bị ức chế, tuyến nước bọt kém hoạt động khiến cho lượng nước bọt giảm đi.
Sự tiết nhầy ở niêm mạc họng cũng như các dịch sinh lý ở mũi xoang thường chảy qua cổ họng cũng giảm xuống
Điều này gây ra cảm giác cổ họng khô và khó chịu, nhất là sau khi không hoạt động trong thời gian dài như khi ngủ.
Độ ẩm trong không khí bị giảm
Sử dụng máy lạnh cả đêm có thể khiến độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp, gây hiện tượng khô da và niêm mạc mũi, cổ họng.
Không khí khô kèm theo nhiệt độ thấp có thể gây kích ứng, khô và khó chịu họng mỗi khi thức dậy.
Thở bằng miệng lúc ngủ
Thở bằng miệng khi ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô cổ họng thường xuyên kéo dài.
Không khí lưu thông trực tiếp bằng miệng qua cổ họng khiến độ ẩm tại niêm mạc cổ họng mất đi, gây khô cổ họng và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
Tình trạng này thường gặp ở những người mà đường thở qua mũi bị cản trở hoặc đang mắc một trong những bệnh về hô hấp như viêm mũi dị ứng, cảm cúm.
Đôi khi bất thường cấu trúc mũi như polyp mũi hay lệch vách ngăn mũi cũng có thể cản trở hô hấp qua mũi.
Ngủ ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khá phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên và người già.
Người bệnh thường có cảm giác cổ họng khô rát, giọng nói thay đổi khi ngủ dậy. Một số người có thể xuất hiện kèm theo cảm giác mệt mỏi, uể oải, kém tập trung.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây khô miệng khi ngủ
Lạm dụng các chất kích thích trước khi ngủ
Sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi ngủ sẽ làm cho nhu cầu bài tiết của cơ thể tăng lên.
Ngoài cảm giác khô rát, đau họng, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu dạ dày sau khi thức dậy.
Hút thuốc lá trong một khoảng thời gian dài, nicotin cùng với những chất độc hại khác có trong thuốc lá có thể khiến cho tốc độ tiết nước bọt giảm đi một cách đáng kể.
Người có thói quen hút thuốc thường xuyên cảm thấy khô cổ họng, nhạt miệng, ngoài ra còn có nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng như hôi miệng, viêm nha chu, sâu chân răng, viêm nướu…
Các bệnh lý đường hô hấp trên
Một số bệnh lý đường hô hấp trên hay gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan hoặc cảm cúm... thường là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kích ứng niêm mạc và khô cổ họng.
Sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác có thể dẫn tới phản ứng viêm, sưng đau và khó chịu ở cổ họng. Nó khiến cho bệnh nhân cảm thấy khô họng khi ngủ, kèm theo ho, ngứa rát cổ họng.
Tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng giảm tiết nước bọt và khô miệng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, các thuốc chống trầm cảm, lo âu, một vài loại thuốc trị dị ứng…
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đang xạ trị hoặc hóa trị cũng có thể gây khô miệng tạm thời hoặc lâu dài, do các tuyến nước bọt bị ảnh hưởng.
Bệnh mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây ra khô cổ họng khi ngủ dậy như:
Trào ngược dạ dày thực quản: axit trào ngược gây khô rát họng, nhất là trong giấc ngủ vì các cơn trào ngược dễ xuất hiện hơn khi nằm.
Đái tháo đường: khô miệng thường xảy ra khi đường huyết cao.
Đột quỵ: làm ảnh hưởng đến vùng não điều khiển việc tiết nước bọt.
Alzheimer: người bệnh có thể uống không đủ nước do cảm nhận cơn khát kém. Khô miệng cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị suy giảm trí nhớ.
Hội chứng Sjogren: đây là một bệnh tự miễn tấn công các tuyến nước bọt và tuyến lệ, làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng.
HIV và thuốc điều trị HIV: làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng.
Biện pháp khắc phục tình trạng khô cổ họng về đêm
Khắc phục tình trạng khô cổ họng khi ngủ là thực hiện các biện pháp giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, giảm viêm và cảm giác khó chịu, ngứa và đau ở cổ họng.
Vì vậy, điều quan trọng là xác định chính xác nguyên nhân gây khô cổ họng để mau chóng điều trị.
Uống đủ nước, tránh uống các chất kích thích vào buổi tối
Khi có tình trạng khô cổ họng, bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp đảm bảo lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.
Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước bằng cách tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ và các loại thực phẩm khác (chiếm khoảng 20% lượng nước cung cấp).
Đồng thời cần tránh sử dụng các loại nước ngọt, cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích vì có thể làm cho tình trạng mất nước thêm nghiêm trọng.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp cải thiện khô họng do thiếu nước
Vệ sinh đường hô hấp
Nếu bị khô cổ họng về đêm do viêm mũi, cảm cúm hay viêm họng nhẹ, nó có thể tự biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm nhẹ triệu chứng nếu quá khó chịu như:
Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên mỗi ngày.
Điều trị các bệnh lý hô hấp đang mắc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tình trạng ngạt mũi có thể được cải thiện bằng thuốc xịt mũi để tránh dịch nhầy mũi chảy xuống cổ họng gây kích ứng.
Giảm các triệu chứng khó chịu cổ họng bằng cách sử dụng viên ngậm họng, uống nước ấm, hoặc các loại trà chanh mật ong, trà hoa cúc...
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Tình trạng khô cổ họng khi ngủ do sử dụng điều hòa khi ngủ có thể được khắc phục bằng cách sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
Việc này giúp duy trì độ ẩm trong không khí, cổ họng và niêm mạc mũi không bị khô khi hít thở đồng thời hạn chế cơ thể nhiễm lạnh và mắc các bệnh lý mũi họng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh
Đi ngủ sớm, vận động và tập luyện thường xuyên hàng ngày, thực hiện các bài tập thư giãn để có một sức khỏe tốt và hạn chế nhiều bệnh tật.
Chủ động bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, kẽm và các khoáng chất cần thiết cho miễn dịch.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thay đổi thời tiết hoặc vào mùa lạnh, để hạn chế mắc các bệnh mũi - họng.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm được sức khỏe bản thân và chủ động điều trị các bệnh lý nguy cơ.
Giảm khô họng khi ngủ do nghẹt mũi với Dung dịch vệ sinh mũi
Vi khuẩn, bụi bẩn, khói xe có thể tấn công vào hệ hô hấp, gây ra các bệnh lý như viêm mũi xoang, viêm họng... Đây là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi, dẫn đến khô cổ họng khi ngủ do há miệng để thở.
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng là biện pháp giúp loại bỏ dịch nhầy và các tác nhân có thể gây tổn thương đường hô hấp ra khỏi mũi. Khi mũi thông thoáng sẽ giúp hít thở tốt hơn, hạn chế nguy cơ há miệng khi ngủ gây khô họng khi ngủ.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng với nhiều khoáng chất có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Dung dịch vệ sinh mũi hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm