Loét miệng tái diễn điều trị và dự phòng thế nào?
MỤC LỤC
Loét miệng tái diễn là gì?
Phân loại loét miệng tái diễn
Nguyên nhân gây loét miệng tái diễn
Điều trị viêm loét miệng tái diễn
Loét miệng tái diễn là gì?
Loét miệng tái diễn hay viêm miệng áp tơ tái phát, còn được gọi là viêm loét miệng hoặc loét áp tơ, là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông và gây đau xuất hiện trong miệng, thường ở bên trong môi, trên má hoặc trên lưỡi.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưng tỷ lệ cao nhất là ở khoảng từ 10 tới 40 tuổi. Thời điểm khởi phát phổ biến nhất là trong độ tuổi thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, với đặc điểm tái phát lại sau vài ngày, vài tuần hoặc sau nhiều tháng, nhiều năm.
Đây là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến, trung bình cứ mỗi năm người lại có một người từng bị loét miệng ít nhất một lần trong đời.
Loét miệng tái diễn là các vết loét miệng thường xuyên tái phát
Phân loại loét miệng tái diễn
Loét miệng được chia làm 3 loại:
Ổ loét áp tơ nhỏ: là dạng thường gặp nhất, chiếm 80% số trường hợp bệnh. Vết loét có đặc điểm: vết loét nhỏ hình tròn hoặc oval, đường kính nhỏ hơn 10mm, màu vàng lợt, rìa ổ loét sưng nề, đỏ. Số vết loét có thể là tử 1-5 vết loét cùng lúc, gây đau đớn nghiêm trọng. Tình trạng này thường tồn tại trong vòng 7-10 ngày, sau đó tự lành và không để lại sẹo.
Ổ loét áp tơ lớn: tỷ lệ gặp phải khoảng 10% với sự xuất hiện 1-2 ổ loét với đường kính lớn hơn 10mm - 2cm. Các vết loét thường tồn tại kéo dài trong 1-2 tuần nhưng cũng có thể tới vài tháng, gây đau đớn nghiêm trọng, để lại sẹo khi lành và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống.
Loét miệng dạng Herpes: nhiều ổ loét nhỏ xíu bằng đầu ghim, xuất hiện cùng thời điểm, có đường kính khoảng 1-2mm. Các vết loét thường kết hợp với nhau tạo thành một ổ loét lớn có hình dạng bất thường. Ổ loét này tồn tại khoảng 1 tuần đến vài tháng.
Nguyên nhân gây loét miệng tái diễn
Nguyên nhân chính xác gây loét miệng áp tơ vẫn chưa được rõ ràng, hưng loét miệng tái diễn thường có tính chất gia đình. Tổn thương chủ yếu là qua trung gian tế bào T và liên quan tới hoạt động của các cytokine, như IL-2, IL-10, và, đặc biệt là TN-alpha.
Ngoài ra, một vài yếu yếu tố khác cũng được xác định có liên quan đến bệnh như: thay đổi nội tiết, chấn thương trong miệng, thuốc điều trị, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt dinh dưỡng, stress và thuốc lá.
Loét áp tơ miệng thường gặp trên những bệnh nhân có bệnh Crohn, Coeliac, HIV, Behcet,… nhưng đặc điểm của những ổ loét ở những bệnh lý này không giống ổ loét của bệnh loét áp tơ miệng tái phát điển hình
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Chấn thương cơ học
Căng thẳng
Dị ứng thực phẩm
Sử dụng các thực phẩm béo ngọt, cay nóng
Tiếp xúc với một số thuốc/ hóa chất
Mắc một số bệnh lý toàn thân
Mất cân bằng nội tiết tố
Suy giảm miễn dịch
Các nguyên nhân có thể gây loét miệng tái phát
Điều trị viêm loét miệng tái diễn
Do nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nên mục tiêu điều trị loét miệng tái phát chủ yếu là giảm triệu chứng, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành thương.
Các thuốc được dùng chủ yếu là thuốc giảm đau, corticoids và các thuốc kháng khuẩn dưới dạng gel bôi, nước súc miệng hoặc viên uống.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc gây tê tại chỗ như lidocaine 2% dạng xịt, benzocaine, tetracaine… và một số thuốc tê khác dưới dạng nước súc miệng, dạng xịt, kẹo ngậm họng không đường.
Corticoid tại chỗ
Triamcinolone acetonide 0.1%, fluocinonide 0.05% hoặc clobetasol 0.05% bôi mỏng tại chỗ 3-4 lần/ngày. Tránh ăn trong vòng 30 sau bôi thuốc.
Một số dạng corticoid khác như nước súc miệng có triamcinolone hoặc hydrocortisone cũng được sử dụng.
Kháng sinh tại chỗ
Tetracycline thường được dùng không chỉ làm giảm bội nhiễm mà còn có tác dụng ức chế hoạt hóa collagen.
Triclosan là chất kháng khuẩn phổ rộng thường được dùng trong các loại nước súc miệng và kem đánh răng cũng góp phần làm giảm bội nhiễm và còn có tác dụng chống viêm, giảm đau tại chỗ.
Gel prostaglandin E2 dùng 2 lần/ ngày có tác dụng chống viêm tại chỗ.
Để điều trị viêm loét miệng hiệu quả, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp em giảm thiểu triệu chứng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối ấm có tác dụng làm sạch vết loét và giảm viêm. Bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng 2-3 lần mỗi ngày.
Tránh thực phẩm kích thích
Các loại thức ăn cay, nóng, hoặc có tính axit (như cam, chanh, dứa) có thể khiến vết loét đau rát hơn. Hãy ăn các loại thực phẩm mềm, mát và tránh làm tổn thương khu vực loét.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho niêm mạc miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục.
Đánh răng cẩn thận
Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh chà xát vào vết loét. Bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng không chứa chất gây kích ứng (SLS - sodium lauryl sulfate) để tránh làm nặng thêm tình trạng viêm loét.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Thiếu vitamin B12, kẽm, hoặc axit folic có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm viêm loét miệng. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này qua chế độ ăn uống hoặc viên bổ sung.
Dùng xịt răng miệng thảo dược
Có nhiều loại thảo dược giúp giảm đau rát, viêm loét miệng như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào…
Từ những thảo dược này, các chuyên gai đã sản xuất thành công dung dịch xịt răng miệng giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng hiệu quả.
Dung dịch còn giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần xịt vào tổn thương, giữ lại vài giây và sau đó nuốt.
Dung dịch xịt răng miệng thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT Giúp giảm nhanh: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm