Ý nghĩa của Tết Hàn thực của người Việt Nam
Tết Hàn thực là một ngày Tết mùng 3/3 Âm lịch - "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh".
Vào ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm có nhiều gia đình tự xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, ai không có điều kiện thời gian thì ra chợ mua bánh mang về lễ.
Tuy nhiên, người Việt ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thay thế cho đồ lạnh cúng gia tiên. Dù thế, không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc Tết Hàn thực.
Do giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Hoa nên người Việt cũng ảnh hưởng Tết Hàn thực. Nhưng ở Việt Nam, Tết Hàn thực mang ý nghĩa, sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Tục lệ này không chỉ là nét đẹp văn hóa đặc sắc mà còn là một nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng như bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Ở một số vùng, người ta làm thêm món bánh nhót, cách làm tương tự bánh chay nhưng chỉ khác hình dáng được người dân nơi đây nặn giống như trái nhót lạ mắt.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi Tảo Mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
Các khung giờ đẹp cúng Tết Hàn Thực năm 2025
- Giờ Đinh Mão từ 5h đến 7h
- Giờ Mậu Thìn từ 7h đến 9h
- Giờ Tân Mùi từ 13h đến 15h
- Giờ Quý Dậu từ 17h đến 19h
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm