Không tăng học phí giúp người dân giảm gánh nặng

Không tăng học phí giúp người dân giảm gánh nặng
Việc không tăng học phí cũng giúp người dân giảm gánh nặng học phí phải chi trả cho con em mình.

Không tăng học phí giúp người dân giảm gánh nặng

Sinh viên Trường ĐH Khoa học và Hà Nội. Ảnh: NTCC.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023 (chiều 5/8), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn một số nội dung liên quan đến chủ trương không tăng học phí năm học 2023 – 2024.

Theo Thông báo số 300/TB-VPCP ngày 31/7/2023 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định này và không tăng học phí năm học 2023 – 2024 (Nghị định 81).

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Chính phủ đặt ra mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Do đó, việc không tăng học phí giúp người dân giảm gánh nặng học phí phải chi trả cho con em.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81. Đây là thách thức lớn cho ngành Giáo dục.

Nhìn tổng thể, học phí không phải là nguồn thu duy nhất, chính sách học phí không phải chính sách duy nhất. Tuy nhiên, đối với giáo dục đại học, khoản thu từ học phí chiếm khoảng 50% - 90%.

Nhìn xa hơn, dù học phí được giữ nguyên hay điều chỉnh thì Bộ GD&ĐT cũng như toàn mong muốn: nguồn lực giáo dục nếu không tăng được thì ít nhất cũng giữ ổn định. “Ở đây vai trò của Nhà nước rất quan trọng” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, đối với giáo dục phổ thông có tính chất phúc lợi, an sinh xã hội và chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Vì vậy, các địa phương cần quan tâm, làm sao để giữ ổn định cho giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác, đặc biệt là việc bảo đảm chất lượng để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng các giải pháp khắc phục giảm thiểu hiện tượng giáo viên bỏ việc.

Không tăng học phí giúp người dân giảm gánh nặng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Phạm Đông.

Cho rằng, giáo dục đại học có tính chất khác, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, giáo dục đại học có sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế lâu dài bền vững đất nước.

Về cơ bản, cơ chế tài chính cho giáo dục đại học có 3 chân kiềng gồm: cơ chế tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học, chính sách học phí và chính sách hỗ trợ người học.

Các chính sách về học phí (Nghị định 60 và Nghị định 81) hiện chưa thực hiện được. Nguồn lực cho các cơ sở giáo dục đại học không tăng trong ba năm nay. Trong điều kiện giá cả tăng, đây là thách thức lớn để giữ chân đội ngũ giảng viên, giáo viên.

Trong việc này Bộ GD&ĐT sẽ nỗ lực và đề nghị các bộ ngành quan tâm, phối hợp đề nghị Chính phủ chưa thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ và giảm chi ngân sách Nhà nước theo Nghị định 60 quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

“Chúng tôi đề xuất giải pháp hỗ trợ các trường, nhất là các trường tự đảm bảo chi thường xuyên. Có trường thì vừa tuyên bố tự đảm bảo chi thường xuyên thì ngân sách Nhà nước cấp về bằng 0, học phí không tăng. Vì vậy, làm thế nào để bù đắp được kinh phí thâm hụt này” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đặt vấn đề.

Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ ngành để đề nghị có chính sách hỗ trợ các trường. Việc này tương tự như Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tiếp tục tục sản xuất kinh doanh.

"Lĩnh vực giáo dục đại học có sứ mạng quan trọng, để đảm bảo chất lượng đầu ra nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị những chính sách hỗ trợ phù hợp để ngành Giáo dục cùng với toàn xã hội thực hiện tốt sứ mạng này" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

19-01-2025 07:14

Nhiều người có quan niệm uống nghệ mật ong giúp chữa bệnh dạ dày. Vậy liệu người bệnh trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong không và nên dùng như thế nào?

Nổi bật trang chủ
19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

Đọc thêm
Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Lúc này, HLV Kim Sang-sik đang gấp rút tìm giải pháp thay thế Xuân Son và Công Phượng khả năng đang là một trong những...

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

18 Tháng 01, 2025

Bộ Ngoại giao Brazil đã công bố Nigeria gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác của hiệp hội.

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Báo chí Thái Lan dự đoán sẽ có thêm 9 cầu thủ được nhập tịch nhằm giúp HLV Kim Sang-sik nâng tầm đội tuyển Việt...

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

18 Tháng 01, 2025

Táo Xuân 2025 không chỉ dừng lại ở việc mang đến những mảng miếng hài hước, dí dỏm mà còn lồng ghép nhiều thông điệp...

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

0.69024 sec| 2255.133 kb