Một số món ăn giải cảm lạnh tại nhà
MỤC LỤC Cảm lạnh là bệnh gì? Vai trò của việc ăn uống đối với người bị cảm lạnh Gợi ý một số món ăn giải cảm lạnh Các biện pháp giải cảm, giảm triệu chứng cảm lạnh |
Cảm lạnh là bệnh gì?
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp trên, rất phổ biến và thường gặp khi thời tiết thay đổi. Bệnh chủ yếu do các loại virus như rhinovirus, coronavirus… gây ra.
Con đường lây bệnh chính là thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc qua tiếp xúc với bề mặt có virus rồi chạm vào mắt, mũi, miệng.
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 3 tuần. Cảm lạnh thường tự khỏi và không cần điều trị đặc hiệu.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau họng: Thường là triệu chứng đầu tiên.
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi: Dịch mũi ban đầu có thể trong, sau đó đặc và có màu vàng hoặc xanh.
- Hắt hơi.
- Ho: Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
- Đau đầu nhẹ.
- Đau nhức cơ thể nhẹ.
- Mệt mỏi.
- Có thể sốt nhẹ, đặc biệt ở trẻ em.
Triệu chứng cảm lạnh thường gặp
Vai trò của việc ăn uống đối với người bị cảm lạnh
Việc ăn uống đóng một vai trò quan trọng và đa diện trong quá trình mắc và phục hồi bệnh cảm lạnh. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách có thể giúp người bệnh:
Cung cấp năng lượng
Việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động và chống lại bệnh tật.
Tăng sức đề kháng
Chế độ ăn là điều thiết yếu, cung cấp cho cơ thể một số vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong chức năng của hệ miễn dịch, như vitamin C, kẽm, vitamin D,...
Giảm nhẹ triệu chứng
Một số đồ ăn, thức uống ấm nóng có tác dụng kháng viêm đồng thời giúp làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi, đau họng.
Bổ sung nước và điện giải
Bổ sung các loại nước điện giải hoặc ăn các thực phẩm giàu khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng điện giải cần thiết cho chức năng cơ thể.
Hỗ trợ quá trình phục hồi
Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để phục hồi các tế bào bị tổn thương và tái tạo năng lượng sau khi bệnh.
Gợi ý một số món ăn giải cảm lạnh
Dưới đây là một số món ăn giúp giải cảm lạnh, tăng cường sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng phù hợp với người bị ốm mà bạn có thể tham khảo:
Cháo hành tía tô
Công dụng: Giúp toát mồ hôi, hạ sốt nhẹ, giảm nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu hóa.
Cách làm: Nấu cháo trắng, thêm ít hành lá, tía tô cắt nhỏ, có thể cho thêm gừng băm. Ăn nóng để phát huy tác dụng.
Cháo thịt bằm gừng
Công dụng: Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Cháo thịt bằm dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng.
Cách làm: Nấu cháo trắng nhừ. Phi thơm hành, cho thịt bằm vào xào chín. Khi cháo chín, cho thịt bằm vào, thêm gừng tươi thái sợi hoặc băm nhỏ. Nêm nếm gia vị, thêm chút hành lá. Ăn nóng.
Súp gà
Công dụng: Bổ sung đạm, tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể, giảm đau họng.
Cách làm: Ninh xương gà để lấy nước dùng. Xào thịt gà với chút gia vị. Cho cà rốt, khoai tây thái hạt lựu vào xào sơ. Đổ nước dùng gà vào đun đến khi rau củ mềm. Nêm nếm gia vị, thêm chút hành lá, rau mùi, tiêu xanh hoặc gừng thái sợi. Ăn nóng.
Súp gà giúp bổ sung đạm, làm ấm cơ thể và tăng đề kháng
Súp bí đỏ
Công dụng: Bí đỏ dễ ăn, rất giàu vitamin A và C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Cách thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng. Hấp hoặc luộc chín mềm. Xay nhuyễn bí đỏ. Phi thơm hành, cho bí đỏ xay vào đun nhỏ lửa, thêm chút sữa tươi hoặc kem tươi (tùy thích). Nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn nóng.
Trà gừng mật ong chanh
Công dụng: Gừng có tính ấm, kháng viêm. Mật ong làm dịu cổ họng, kháng khuẩn. Chanh cung cấp vitamin C.
Cách làm: Gừng tươi thái lát mỏng hoặc giã dập. Hãm với nước nóng. Thêm một thìa mật ong và vài giọt nước cốt chanh. Uống khi còn ấm.
Nước chanh ấm mật ong
Công dụng: Chanh giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng. Mật ong làm dịu cổ họng.
Cách thực hiện: Pha nước ấm với nước cốt chanh và mật ong. Uống từ từ.
Trà hoa cúc
Công dụng: Hoa cúc có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ, giảm căng thẳng, có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi bị cảm.
Cách làm: Hãm hoa cúc khô với nước nóng. Có thể thêm chút đường phèn hoặc mật ong. Uống ấm.
Lưu ý, việc lựa chọn các món ăn phù hợp chỉ là biện pháp hỗ trợ phần nào, không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh và các biện pháp giải cảm khác.
Do vậy, người bị cảm nên áp dụng thêm các biện pháp giải cảm để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng.
Các biện pháp giải cảm, giảm triệu chứng cảm lạnh
Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng, bạn có thể áp dụng đồng thời với các biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà khác như:
Sử dụng thuốc không kê đơn
Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ thể và hạ sốt.
Thuốc thông mũi: giúp thông thoáng đường thở nhanh chóng nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên và kéo dài.
Thuốc kháng histamine: Có thể giúp giảm hắt hơi và chảy nước mũi, đặc biệt nếu bạn có tiền sử dị ứng.
Thuốc trị ho: nếu bạn có triệu chứng ho nhiều, đau rát họng.
Xông hơi
Hít hơi nước ấm có thể giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi và làm dịu cổ họng.
Bạn có thể xông hơi bằng nước nóng đơn thuần hoặc thêm vài giọt tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tràm trà.
Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch dịch nhầy và các chất kích ứng trong mũi cũng như cổ họng.
Bạn có thể sử dụng Dung dịch pha sẵn ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối tại nhà để sử dụng.
Kê cao đầu khi ngủ
Giúp dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi và giảm tình trạng dịch nhầy chảy xuống họng gây ho.
Sử dụng máy tạo ẩm
Duy trì độ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là vào mùa khô hoặc khi sử dụng điều hòa, giúp làm ẩm đường thở và giảm kích ứng.
Chườm ấm hoặc lạnh
Chườm khăn ấm lên mặt hoặc trán có thể giúp giảm đau đầu và khó chịu. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng nhẹ quanh mũi.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Giấc ngủ rất quan trọng để cơ thể có thời gian phục hồi. Cố gắng ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm) và tránh làm việc quá sức.
Tránh các tác nhân gây kích ứng
Khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, không khí lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh.
Sử dụng thuốc Giải Cảm Đông y
Đông y có một số loại thảo dược như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung có tác dụng phát tán phong hàn, giúp làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ do cảm mạo gây ra.
Sự kết hợp các dược liệu này tạo nên bài thuốc giải cảm có công dụng với các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc giải cảm này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị cảm có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm