I. Viêm xoang và các phương pháp chữa trị viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh phổ biến với nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chính gây xoang là do cơ địa, khi người bệnh có cơ địa bị viêm xoang gặp các yếu tố nguy cơ như ô nhiễm, bụi bẩn, hương liệu… trong điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát xoang.
Lúc này vi khuẩn, virus trong các hốc xoang bắt đầu gây viêm nhiễm, phù nề niêm mạc xoang, dịch nhầy tiết ra đặc quánh cản trở lưu thông không khí. Nếu không được xử lý thì tình trạng này vẫn sẽ lặp đi lặp lại, viêm nhiễm nặng hơn và kéo dài.
Để điều trị viêm xoang, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp như Tây y, Đông y, thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian.
Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và yếu khác nhau. Nếu như Tây y tập trung vào điều trị triệu chứng, nhanh chóng đưa lại hiệu quả thì Đông y lại đi sâu vào xử lý gốc rễ bệnh, hiệu quả mang lại chậm hơn. Tuy nhiên liệu pháp từ Tây y không có khả năng xử lý tận gốc nên bệnh lý vẫn quay trở lại tái phát và càng nặng.
Hầu hết các phương pháp đến từ thảo dược hay bài thuốc dân gian đều chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ, tác dụng đem lại khá mờ nhạt và chưa có chuẩn mực nào để đo lường về hiệu quả các phương pháp này mang lại. Tuy nhiên hoa cứt lợn lại là thảo dược trị xoang được lưu truyền từ lâu đời và một số bệnh viện cũng đã áp dụng để điều trị viêm xoang. Vậy loại thảo dược này có thực sự trị xoang hiệu quả không?
II. Hoa cứt lợn có chữa được viêm xoang không?
Hoa cứt lợn với tên khoa học là Ageratum conyzoides, đây là loài thực vật thân thảo, thuộc họ Cúc, mọc dài nhiều nơi.
Hoa cứt lợn có kích thước nhỏ màu lam nhạt, trắng hoặc tím. Hoa cứt lợn còn được biết đến với nhiều tên gọi Xuyến chi, Ngũ Sắc, cỏ hôi… Lá cây hoa cứt lợn có đầu nhọn, cuống ngắn, kích thước mỗi lá từ 2 đến 6cm, khoảng 1 - 3cm chiều ngang. Khi vò có mùi hắc.
Theo Đông y, hoa cứt lợn có vị cay, đầu vị đắng, tính mát nên được dùng để thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu và tiêu sưng. Vì vậy loại thảo dược này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng… hay gặp ở các bệnh viêm xoang, viêm hong, sổ mũi, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính…
Tây y sau khi phân tích và nghiên cứu ra rằng, trong hoa cứt lợn có chữa các hoạt chất flavonoid, ancaloit, terpen, chromenes, saponin và steroid… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng dị ứng và chống oxy hoá.
Cũng vì vậy Bệnh viện Phú Thọ vào năm 1973 đã cho sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang và đem lại kết quả đáng khả quan.
Khoa tai mũi họng của bệnh viện Việt Nam - Cuba và phòng khám chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng thực hiện các phương pháp chữa xoang bằng hoa ngũ sắc và cho kết quả như sau:
- Khả năng trị viêm xoang mạn tính và viêm mũi dị ứng rất khả quan.
- Giảm tình trạng nghẹt mũi, sưng viêm, giảm tiết dịch, đau nhức đầu.
- Khả năng tác dụng với viêm mũi và viêm xoang bội nhiễm nặng chưa rõ ràng.
- An toàn - lành tính, khi sử dụng nhỏ mũi gây sốt trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn chỉ ra nhiều tác dụng khác của hoa cưt lợn như sau:
- Chống dị ứng, giảm phù nề, giảm viêm nhiễm.
- Ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực trùng, trực khuẩn mủ xanh…
- Hạn chế táo bón nhờ protein và chất xơ cao.
- Có khả năng cầm máu sau sinh cho phụ nữ bị rong huyết
- Với hàm lượng thấp, hoa cứt lợn có khả năng là giãn mạch ngoại biên.
III. 6 bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả bằng hoa cứt lợn
Vì các hoạt chất trong hoa cứt lợn đáp ứng tốt với nhu cầu điều trị viêm xoang, nên người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc hoa cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả dưới đây:
1. Sắc nước uống từ cây hoa cứt lợn trị viêm xoang
Với bài thuốc này nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản và dễ kiếm, bạn chỉ cần lá và hoa của hoa cứt lợn tươi hoặc khô là được.
Sau khi rửa sạch, đem nguyên liệu cho vào nồi nấu sôi lên với nước. Nước sắc thu được người bệnh nên chia thành 2 lần uống, lưu ý nên uống sau bữa ăn 1 đến 2 giờ đồng hồ.
2. Nhỏ mũi bằng dung dịch hoa cứt lợn
Nếu như không thích dùng nước sắc, người bệnh có thể sử dụng dung dịch từ hoa cứt lợn để nhỏ mũi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị là hoa cứt lợn và 1 lọ nhỏ mũi rỗng được rửa, vệ sinh sạch sẽ.
Cách làm:
Sau khi làm sạch hoa cứt lợn, bạn vớt ra rồi đem giã nát để thu nước cốt.. Đem cho nước cốt thu được vào lọ nhỏ mũi và nhỏ từ 2 - 3 lần/ngày. Đây cũng là cách hiệu quả hỗ trợ cho điều trị viêm xoang mạn tính.
Khi mới bắt đầu, niêm mạc mũi bị kích ứng khiến bạn cảm thấy xót và khó chịu. Tuy nhiên sau khi nhỏ khoảng 2 đến 3 lần tình trạng này sẽ đỡ.
Trong trường hợp không đỡ, người bệnh nên sử dụng tăm bông để thay thế bằng cách nhỏ trực tiếp này.
3. Tẩm bông nước cốt hoa ngũ sắc nhét mũi
Phương pháp này giúp dịch nhầy được làm loãng, tăng khả năng lưu thông không khí, đồng thời ức chế viêm nhiễm bên trong.
Quy trình thực hiện như sau:
- Hoa ngũ sắc đem rửa sạch với nước, rồi giã nát chắt lấy nước cốt. Cho phần nước cốt vào vại thuỷ tinh và để ngăn tủ lạnh.
- Mỗi lần sử dụng, lấy tăm bông hoặc bông y tế thấm 1 ít nước cốt hoa cứt lợn nhét vào lỗ mũi bị viêm.
- Để trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để dưỡng chất thấm vào niêm mạc. Vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý.
4. Xông hơi nước cây hoa cưt lợn chữa viêm xoang
Xông hơi trong điều trị viêm xoang không phải là liệu pháp hiếm gặp. Xông hơi bằng nước hoa cưt lợn chữa viêm xoang cũng là một phương pháp điều trị hay bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với cách làm đơn giản.
Nguyên liệu:
Khoảng 1 nắm tay hoa cứt lợn tươi hoặc khô (hoa tươi sẽ có hàm lượng tinh dầu cao hơn nhiều so với hoa khô).
Cách làm:
- Đun sôi hoa cứt lợn với 1,5 lít nước.
- Đun tiếp trong khoảng 15p nữa cho dưỡng chất trong dược liệu được tiết ra hết.
- Đổ phần nước sắc vào chậu và thực hiện xông hơi như bình thường.
- Trong quá trình xông, bạn nên kết hợp với xì nhẹ mũi để loại bỏ tạp chất.
Riêng phương pháp này người bệnh nên thực hiện 3 lần/tuần.
5. Bài thuốc chữa viêm xoang từ cây hoa cứt lợn kết hợp với cây vòi voi
Ngoài hoa cứt lợn, vòi voi cũng là một loại thảo dược thiên nhiên được nhiều người biết đến với công dụng trị viêm xoang hiệu quả.
Cả 2 loại cây này đều có chung tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau…nên khi kết hợp với nhau sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc cải thiện triệu chứng viêm xoang tái phát.
Quy trình thực hiện:
- Sau khi rửa sạch 2 loại thảo dược trên, đem cắt thành từng đoạn nhỏ rồi giã nát.
- Trong khi giã nát nên cho thêm ít muối, sau đó bỏ bã và lấy nguyên phần cốt.
- Nước cốt thu được người bệnh nên bảo quản trong một hũ thủy tinh kín.
- Mỗi lần sử dụng lấy 1 ít nhỏ vào mũi, sau đó xì nhẹ để chất nhầy được đào thải ra ngoài.
Lưu ý: Lặp đi lặp lại đến khi nào cảm nhận được triệu chứng viêm xoang thuyên giảm.
6. Hoa ngũ sắc kết hợp với các thảo dược khác chữa viêm xoang
Các loại thảo dược khác cũng có tác dụng trị bệnh viêm xoang khi kết hợp với hoa ngũ sắc giúp thúc đẩy nhanh thời gian hay tăng hiệu quả chữa trị.
Thành phần bài thuốc gồm có: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa và hoa ngũ sắc
Quy trình thực hiện:
- Rửa sạch 30g hoa ngũ sắc, 12g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa.
- Tiến hành sắc tất cả các nguyên liệu cùng với 4 chén nước, cô đặc đến khi chỉ còn 1 chén.
- Phần chén còn lại chia làm 2 phần uống trong 1 ngày.
Lưu ý: Chỉ uống phần nước, không sử dụng phần bã và uống liên tục mỗi ngày cho đến khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
IV. Một số lưu ý khi sử dụng hoa cưt lợn chữa viêm xoang
Vì là bài thuốc dân gian với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, nên người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang để vừa đảm bảo thuốc phát huy công dụng vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất:
- Nguồn nguyên liệu phải sạch, không thuốc hay hóa chất độc hại.
- Là một dược liệu và còn mọc dại, quy trình chế biến phải rửa thật sạch để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn.
- Đây là bài thuốc dân gian, không có tác dụng đặc trị và không thể thay thế để chữa các bệnh viêm xoang nặng, biến chứng đi kèm. Vì vậy tuyệt đối không lạm dụng.
- Tác dụng của bài thuốc sẽ tùy thuộc vào từng người, quá trình nhanh chậm sẽ khác nhau vì còn phải cân nhắc đến các yếu tố cơ địa, nguyên nhân và tình trạng sức khoẻ đi kèm.
- Kiên trì là nguyên tắc tối thiểu cần thực hiện đối với bất kỳ bài thuốc thảo dược nào.
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai vì dễ gây kích ứng nôn ói.
- Trong quá trình sử dụng xảy ra kích ứng hay bất cứ vấn đề phát sinh khác, cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khảm và cứu chữa kịp thời.
- Có thể xảy ra tình trạng công thuốc, cần thận trọng khi sử dụng.
- Cần sử dụng đúng dược liệu mới đem lại kết quả điều trị như mong muốn.
- Vào tất nhiên, không sử dụng cho người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong hoa cứt lợn.
Ngoài ra:
- Chỉ nên sử dụng trong giai đoạn viêm xoang xuất hiện mủ vàng hoặc dịch mủ xanh, khi viêm xoang xuất hiện dịch trong thì không nên sử dụng nữa.
Bài thuốc hoa cứt lợn chữa viêm xoang là các bài thuốc có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, dễ thực hiện và có chi phí thấp. Hiệu quả của các bài thuốc này tùy thuộc vào mức độ viêm nặng hay nhẹ và cơ địa của người bệnh. Tuy nhiên hoa cứt lợn không có khả năng đặc trị hoàn toàn bệnh viêm xoang mạn tính. Đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, dùng kết hợp với các phương pháp khác như Đông y và Tây y, vì vậy người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ tránh trường hợp lạm dụng hoặc hiểu nhầm nguyên lý chữa trị.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm