Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?

Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?
Ho do dị ứng dễ bị nhầm lẫn với ho do cảm lạnh. Tìm hiểu sự khác biệt, nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.

Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị ho do dị ứng

Ho do dị ứng là gì?

Ho dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với một chất (chất gây dị ứng). Ho không phải do nhiễm trùng như khi bị cảm lạnh hoặc cúm.

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra globulin miễn dịch E (IgE). Chất này tạo ra một phản ứng dây chuyền bắt đầu bằng việc các tế bào miễn dịch vỡ ra và giải phóng hóa chất histamine vào máu. Histamine là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng dị ứng.

Nó làm cho các mạch máu nhỏ giãn ra và rò rỉ chất lỏng vào các mô gần đó. Khi điều này xảy ra ở mũi và xoang, sẽ dẫn đến nghẹt mũi và sổ mũi.

Ho do dị ứng xảy ra khi chất nhầy chảy ra từ mũi xuống phía sau cổ họng (chảy nước mũi sau). Dịch tiết ra có thể khiến cổ họng ngứa và ho.

Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?
Ho do dị ứng có thể kéo dài

Triệu chứng ho do dị ứng

Ho do dị ứng thường có triệu chứng là cảm giác ngứa hoặc khó chịu ở phía sau cổ họng. Nó thường đi kèm với các triệu chứng dị ứng khác, bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi

Nói chung, ho do dị ứng là cơn ho không có đờm, hoặc có rất ít đờm trong do dịch chảy xuống từ mũi. Cơn ho có thể trở thành mãn tính, kéo dài trong vài tuần.

Phân biệt ho do dị ứng và ho do cảm lạnh

Ho do dị ứng

Ho do cảm lạnh

Ho khan (không có dịch nhầy hoặc chỉ có một ít dịch nhầy trong suốt)

Ho có đờm

Không sốt và thường không đau họng (có thể cảm thấy cổ họng khô hoặc tê)

Sốt và đau họng

 

Kèm các triệu chứng giống cảm lạnh (hắt hơi, nghẹt mũi) nhưng cũng có các triệu chứng khác như ngứa, chảy nước mắt, phát ban trên da

Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi

Do các tác nhân gây ra (bụi, vẩy da vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc…)

Do virus

Có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, đặc biệt thường xuất hiện theo mùa

Thường khỏi sau vài ngày đến vài tuần

Điều trị ho do dị ứng bằng cách nào?

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine là thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng, ngăn chặn cơ chế dẫn đến phản ứng dị ứng của cơ thể.

Dùng máy lọc không khí

Nên sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ để lọc bụi và các tác nhân gây dị ứng trong phòng.

Đóng cửa sổ

Nên đóng kín cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa. Vì ho do dị ứng thường xảy ra theo mùa hoặc một thời điểm nhất định trong năm, nên bạn hoàn toàn có thể xác định được lúc nào nên đóng kín cửa sổ để tránh bị dị ứng.

Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?
Phấn hoa, lông và vẩy da vật nuôi, nấm mốc… đều có thể gây dị ứng, sổ mũi và ho

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Bụi bẩn, phấn hoa và lông vật nuôi có thể bám lại ở rèm cửa, thảm, bọc ghế sofa. Để tránh ho do dị ứng, bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giặt rèm cửa, thảm và làm sạch ghế sofa theo định kỳ.

Thuốc xịt thông mũi

Thuốc xịt thông mũi có thể được sử dụng nếu bị nghẹt cứng mũi, gây khó thở. Lưu ý chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày. Sử dụng quá mức có thể gây khô mũi và các biến chứng sức khỏe khác.

Uống nhiều nước

Dị ứng cũng gây ngứa mũi và chảy nước mũi. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm tình trạng ngứa cổ họng và ho.

Dùng hành tây

Querctin là một hợp chất có trong hành tây giúp ngăn ngừa cơ thể sản xuất histamine gây dị ứng. Nó cũng có kỳ diệu trong việc giảm viêm và thông đường hô hấp.

Bạn có thể cắt lát củ hành tây, cho vào nước ngâm khoảng 10-12 tiếng. Sau đó, cho thêm một chút nước ấm và mật ong vào nước hành tây để dễ uống hơn.

Xịt mũi bằng nước muối

Dùng chai xịt mũi có chứa muối và nước khoáng chứa các khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn giúp làm sạch mũi, rửa sạch bụi bẩn, phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác. Đồng thời xịt mũi sẽ giúp đào thải dịch nhầy ra ngoài, hạn chế dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây ho.

Dùng xịt họng thảo dược

Để giảm nhanh ngứa họng, ho, có thể sử dụng sản phẩm dạng xịt chứa chiết xuất các thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào… Đây đều là những thảo dược có tác dụng tốt cho các tình trạng ho, viêm họng, đau họng.

Xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, có thể xịt nhiều từ 10-15 lần/ngày.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Ho do dị ứng khác gì với ho do cảm lạnh?Thành phần: 
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được cách dùng cho hiệu quả.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

25-11-2024 17:58

Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập Đỗ Hùng Dũng chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024 gây không ít tranh cãi, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để thử nghiệm những nhân tố mới nhằm làm mới lối chơi của đội tuyển.

Nổi bật trang chủ
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, quản lý: 'Lớp học Google'
25 Tháng 11, 2024

Nhiều trường học tại TPHCM đưa vào giảng dạy tiết học kỹ năng số, “lớp học Google” để vừa giảm áp lực cho GV, vừa nâng cao hiệu quả tiếp thu với HS.

Đọc thêm
Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

25 Tháng 11, 2024

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành...

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

25 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam đứng trước nỗi lo về chất lượng "quân xanh" trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc.

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

25 Tháng 11, 2024

Người đàn ông N.V.C (SN 1987, quê Cà Mau), đi ăn đám giỗ nhà người quen trên đường Tống Văn Trân, quận 11. Ông uống...

Vào lớp 1 trở thành

Vào lớp 1 trở thành "cuộc chiến", thi khó, tỷ lệ chọi cao

25 Tháng 11, 2024

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực...

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

25 Tháng 11, 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được vinh danh và trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh Sinh viên xuất sắc Học kỳ Summer 2024 tại...

0.78958 sec| 2267.18 kb