Tìm hiểu về tình trạng hẹp mạch vành
MỤC LỤC:
Hẹp mạch vành là bệnh gì?
Phân loại tình trạng hẹp mạch vành
Các triệu chứng hẹp mạch vành
Điều trị hẹp mạch vành như thế nào?
Biện pháp phòng ngừa bệnh hẹp mạch vành
Dự phòng xơ vữa và bệnh mạch vành bằng thuốc Hoạt Huyết Đông y
Hẹp mạch vành là bệnh gì?
Động mạch vành hay còn gọi là mạch vành tim là hệ thống các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim.
Hẹp mạch vành là tình trạng lòng mạch vành bị thu hẹp lại, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều nhánh khác nhau. Tùy vào độ hẹp của lòng mạch mà khả năng lưu thông của máu trong lòng mạch sẽ bị ảnh hưởng nhất định.
Ở những người bị hẹp mạch vành, cholesterol trong máu lắng đọng lại bám trên thành mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch, hậu quả làm giảm lưu lượng máu tới nuôi các tế bào cơ tim và gây ra cơn đau thắt ngực.
Đây là một quá trình lão hóa tự nhiên và âm thầm của các mạch máu theo thời gian và tuổi tác.
Sự tích lũy các mảng bám gây xơ cứng thành mạch, giảm lưu lượng máu lên tim và làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp.
Bắt đầu từ khoảng 50 tuổi, mạch vành sẽ bắt đầu hẹp đi mỗi ngày, lòng mạch hẹp đi theo thời gian nhưng không gây ảnh hưởng nào tới sức khỏe. Khi mạch vành đã bị hẹp trên 50% hoặc tắc hoàn toàn, sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.
Phân loại tình trạng hẹp mạch vành
Dựa vào triệu chứng và tiến triển bệnh, người ta phân các trường hợp hẹp mạch vành thành 3 dạng chính:
Xơ vữa mạch vành
Hẹp mạch vành hơn 50% được coi là có xơ vữa mạch vành. Các mảng bám lớn dần kèm theo hiện tượng mất tính đàn hồi thành mạch.
Điều này khiến lượng máu và oxy sụt giảm, tim phải co bóp nhiều hơn, gây ra hàng loạt biến cố tim mạch nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim…
Hội chứng mạch vành cấp tính
Hội chứng mạch vành cấp tính thường xảy ra đột ngột, các mảng bám ở thành mạch đột ngột bị vỡ, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn và chặn dòng máu bơm lên tim.
Tế bào cơ tim thiếu oxy trong khoảng một vài phút có thể ngừng co bóp vĩnh viễn dẫn đến tử vong.
Ngay cả khi được cấp cứu thành công và sống sót, người bệnh vẫn phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý.
Thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là một bệnh lý mạch vành mạn tính. Khi động mạch vành bị thu hẹp dần, dòng máu nuôi tim bị cản trở khiến cho lượng máu cung cấp tới tim ít đi.
Người bệnh có thể thấy đôi lúc xuất hiện dấu hiệu nặng ngực, đau tức ngực nhưng nhìn chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt và khả năng lao động hàng ngày.
Các mức độ của hẹp mạch vành
Các triệu chứng hẹp mạch vành
Hẹp mạch vành dưới 50% không gây triệu chứng hay ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe.
Triệu chứng bệnh khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào độ hẹp lòng mạch và sức khỏe người bệnh.
Các dấu hiệu đặc trưng bao gồm:
- Đau thắt ngực (có thể là cảm giác nặng ngực, đè ép, bỏng rát giữa ngực)
- Đau có thể lan ra đến cổ, hàm, vai và cánh tay
- Khó thở khi gắng sức, khi làm việc, hoặc khi nằm thấp
- Choáng váng, chóng mặt, cảm giác muốn ngất hoặc ngất
- Huyết áp giảm thấp hoặc tăng cao bất thường
- Tim đập nhanh hoặc không đều
- Đau bụng vùng trên rốn, buồn nôn và nôn
- Ở giai đoạn nặng, hẹp mạch vành gây ra nhiều bệnh lý và triệu chứng tổn thương tim mạch bao gồm: rối loạn nhịp tim, suy tim và nhồi máu cơ tim.
Điều trị hẹp mạch vành như thế nào?
Hẹp mạch vành không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị chính hiện nay là làm chậm lại tốc độ hình thành các mảng bám, đảm bảo sự di chuyển của máu đến cơ tim và quản lý triệu chứng bệnh.
Dùng thuốc
Có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau, bao gồm các nhóm thuốc chính:
- Thuốc chống đông máu: thuốc chống kết tập tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Dipyridamole...
- Thuốc hạ huyết áp: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, nhóm ức chế men chuyển...
- Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu: nhóm Statin, Fibrat (Gemfibrozil, Clofibrate)...
- Thuốc giãn mạch: nhóm thuốc nitrat, thuốc chẹn alpha, ức chế enzym phosphodiesterase-5 (PDE-5)...
Can thiệp phẫu thuật
Phương pháp can thiệp phổ biến trong bệnh hẹp mạch vành là đặt Stent mạch vành và bắc cầu động mạch chủ.
- Khi nào hẹp mạch vành cần đặt stent mạch vành
Nong và đặt stent mạch vành là thủ pháp phổ biến trong phẫu thuật tim mạch. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp mạch vành hẹp trên 70% hoặc người bệnh có các cơn đau thắt ngực không ổn định, ngay cả khi nghỉ ngơi.
Stent mạch vành đóng vai trò như là một giá đỡ giúp lòng mạch luôn duy trì độ rộng cần thiết cho quá trình lưu thông máu tới cơ tim diễn ra bình thường.
Quá trình thực hiện thường diễn ra trong vòng 1 giờ và hầu hết bệnh nhân có thể xuất viện chỉ sau khi nằm theo dõi 1 - 2 ngày.
Một điều cần lưu ý là việc đặt stent chỉ là giải pháp tạm thời giải quyết nguy cơ tại vị trí tắc nghẽn mạch vành, không có vai trò điều trị hay giải quyết sự hình thành các mảng bám.
Tắc nghẽn vẫn có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác trong hệ thống mạch, do đó việc phòng ngừa nguy cơ sau phẫu thuật đặt stent là vô cùng quan trọng.
Kỹ thuật đặt stent mạch vành
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ
Bắc cầu động mạch chủ là phương pháp được chỉ định khi động mạch vành bị tắc hẹp một đoạn dài, hẹp ở nhiều vị trí hoặc tắc nghẽn ở nơi không đặt được stent.
Một đoạn mạch được dùng để bắc cầu từ động mạch chủ qua vị trí động mạch vành tổn thương nối với đoạn phía sau phần bị hẹp; giúp tim được tái cung cấp máu.
Đây là phương pháp mổ tim hở, giải quyết khá triệt để tình trạng hẹp mạch vành, song lại ít được sử dụng do ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh hẹp mạch vành
Việc phòng ngừa nguy cơ chủ yếu bằng cách thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh và quản lý tốt các yếu tố bệnh tật nguy cơ.
Điều trị, kiểm soát tốt một số bệnh lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành như: Đái tháo đường; huyết áp cao; rối loạn lipid máu và béo phì.
Thay đổi lối sống:
- Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày
- Tham gia các khóa tập yoga, thiền định... đều mang lại lợi ích cho sức khỏe
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và tránh các căng thẳng trong cuộc sống, công việc
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
Chế độ ăn uống cần lưu ý bao gồm:
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
- Hạn chế đồ chiên rán, thức ăn nhanh, nội tạng động vật
- Không nên ăn đồ ăn quá ngọt, hàm lượng đường cao
- Bổ sung thêm trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày
- Nên ăn các loại hạt và ngũ cốc
- Cá hồi và một số loài cá biển khác cung cấp hàm lượng cao omega 3
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Dự phòng xơ vữa và bệnh mạch vành bằng thuốc Hoạt Huyết Đông y
Đông y có bài thuốc hoạt huyết với thành phần là các vị thuốc như Xuyên khung, Thục địa, Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Xích thược… có tác dụng tăng cường lưu thông máu.
Tăng cường lưu thông máu hiệu quả sẽ giúp đưa máu đi khắp cơ thể, nhờ đó sẽ hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén):
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm