Chủ tịch HĐQT Apax Holdings - ông Nguyễn Ngọc Thủy. Ảnh Internet.
Tài sản đảm bảo đa số là cổ phiếu
Sau hơn 1 thập kỷ hoạt động, Egroup của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) đã thực sự trở thành một Tập đoàn lớn với nhiều công ty thành viên, hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: giáo dục ứng dụng công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe – làm đẹp và hỗ trợ khởi nghiệp,…
Cho tới nay, hệ sinh thái Egroup đã phát hành gần 3.300 tỷ đồng trái phiếu với tài sản đảm bảo chủ yếu là trái phiếu.
Cụ thể, ngày 23/1/2021, Apax English phát hành lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng. Ngày đáo hạn là 23/1/2023. Tài sản đảm bảo là sàn thương mại dự án Việt Đức Complex và 15 triệu cổ phiếu Apax Holdings.Ngày 24/8/2021, Apax English có thêm lo trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là 13 triệu cổ phiếu Igarten.
Trước đó, ngày 1/10/2020, Apax Holdings phát hành trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là 7,5 triệu cổ phiếu Apax English.
Ngày 6/8/2021, Công ty cổ phần phát triển giáo dục Igarten phát hành lô trái phiếu 200 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là 4,8 triệu cổ phiếu Apax English.Trước đó, trong ngày 31/12/2020, đơn vị này đã phát hành 135 tỷ đồng với tài sản đảm bảo cũng là 4,8 triệu cổ phiếu Apax English.
Trong năm 2022, sau khi gia nhập hệ sinh thái Egroup, Công ty cổ phần hạ tầng giáo dục (Edu Infra Group)có 2 đợt phát hành trái phiếu trị giá 622 tỷ đồng và 1.341 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Ozen Health and Beauty đã thu được 200 tỷ đồng trong đợt phát hành diễn ra ngày 24/7/2021.
Có thể thấy hệ sinh thái Egroup của Shark Thủy có đặc điểm chung khi phát hành trái phiếu. Đó là đa số tài sản đảm bảo đều là cổ phiếu. Ngoài ra, các công ty trong hệ sinh thái dùng “chéo” cổ phiếu của nhau để “cầm cố” chứ không sử dụng cổ phiếu của chính mình.
Hồi tháng 7 năm nay, Bộ Tài chính một lần nữa cảnh báo rủi ro từ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong đó có nhấn mạnh đến rủi ro mà tài sản đảm bảo là cổ phiếu có thể đem lại.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Ảnh minh họa.
Nơi cao gấp 4,7 lần vốn, nơi lỗ thảm
Các công ty phát hành trái phiếu thuộc hệ sinh thái Egroup trong thời gian đều có vấn đề “sức khỏe tài chính”. Nơi cao gấp 5 lần vốn (Edu Infra Group), nơi lỗ thảm (Igarten và Ozen Health and Beauty). Apax Holdings không bê bết như vậy nhưng cũng chứng kiến cả doanh thu tăng mà lợi nhuận lại lao dốc.
Trước tiên, năm 2021,Apax Holdingsghi nhận doanh thu đạt 1.734 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 550 tỷ đồng của năm 2017. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế lại giảm từ 171 tỷ đồng xuống chỉ còn 95,7 tỷ đồng.
Trong thời gian này, “tân binh” Edu Infra Group là đơn vị phát hành trái phiếu nhiều nhất với 1.963 tỷ đồng.
Edu Infra Group thành lập ngày 23/11/2007 có tiền thân là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bộ Ba (Trinity Design). Trong năm 2021, Apax Holdings đã chi 190 tỷ đồng, để sở hữu 48,71% cổ phần của Edu Infra Group, tuy nhiên sau đó giảm xuống chỉ còn 35,76%. Hiện tại, Shark Thủy nắm giữ Chức vụ Hội đồng quản trị Edu Infra Group.
Có thể thấy, chỉ trong thời gian rất ngắn, Edu Infra Group đã phát hành gần 2.000 tỷ đồng trái phiếu dù quy mô vốn công ty còn khiếm tốn.
Suốt thời gian dài, vốn chủ sở hữu Edu Infra Groupkhá thấp, chỉ dao động từ 10,3 tỷ đồng (năm 2017) tới 60,4 tỷ đồng (năm 2020). Tới năm 2021, sau khi gia nhập hệ sinh thái Egroup, vốn công ty vọt lên 424 tỷ đồng.
Nghĩa là giá trị phát hành trái phiếu của Edu Infra Group cao gấp 4,7 lần vốn chủ sở hữu công ty.
Trong khi đó, chưa đầy 9 tháng, Công ty Igarten phát hành 335 tỷ đồng trái phiếu. Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2017-2021), Igarten có tới 4 năm thua lỗ với các khoản lỗ lần lượt là 1,9 tỷ đồng (năm 2017), 3,5 tỷ đồng (năm 2018), 11,1 tỷ đồng (năm 2019) và 431 triệu đồng (năm 2021).
Đáng chú ý, 2020 là năm ngành giáo dục chịu ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 thì công ty lại bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận 18,4 tỷ đồng.
Công ty Ozen Health and Beauty thậm chí còn “vượt mặt” Công ty Igarten về “thâm niên” thua lỗ. Trong 5 năm vừa qua, Ozen Health and Beautykhông có một năm nào đợt lợi nhuận. Các khoản thua lỗ mà công ty phải gánh lần lượt là 3,7 tỷ đồng (năm 2017), 4,9 tỷ đồng (năm 2018), 9,4 tỷ đồng (năm 2019), 12 tỷ đồng (năm 2020) và 31,3 tỷ đồng (năm 2021).
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm