Hạn chế 'chảy máu' chất xám ngành Giáo dục

Hạn chế 'chảy máu' chất xám ngành Giáo dục
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ghi nhận những chuyển biến tích cực của ngành Giáo dục, đồng thời đề xuất một số giải pháp hạn chế chảy máu chất xám của ngành.

chất xám ngành giáo dục
Sinh viên Trường ĐH Vinh - thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: NTCC.

Đầu tư cho sự phát triển

Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, việc áp dụng phương thức dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như một điểm sáng cho sự thích nghi nhanh chóng của ngành Giáo dục với tiến bộ khoa học công nghệ.

Qua đó cho thấy, những chuyển biến tích cực về năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thầy cô giáo nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Đây là mặt tích cực mà chúng ta cần phát huy trong thời gian tới.

Một trong những chương trình được đại biểu đoàn Hà Tĩnh hoan nghênh, ghi nhận là chương trình “Máy tính cho em” do Bộ GD&ĐT phát động. Chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời tạo được hiệu ứng tích cực trong .

Nhờ chương trình này, nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã có phương tiện, thiết bị để học trực tuyến, giúp việc học tập của các em không bị gián đoạn; quan trọng là không em nào bị bỏ lại phía sau.

Nhấn mạnh, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ khẳng định: Thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì thế, Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực cho sự nghiệp “trồng người”; trong đó có nhiều cơ chế chính sách để phát triển giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng khó.

chất xám ngành giáo dục
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ

Tuy nhiên, điều mà đại biểu trăn trở hiện nay là chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giáo dục, đào tạo là ngành đặc thù và được coi là “máy cái” để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, mà ở đó đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt.

“Song, các chế độ chính sách còn chưa tương xứng so với những gì thầy, cô giáo cống hiến” – đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ trao đổi, đồng thời đề nghị: Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhà giáo.

Cần có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để thu hút và giữ chân người giỏi ở lại cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đây cũng là bài toán về thu hút nhân tài và chống chảy máu chất xám trong nội ngành Giáo dục.

Đại biểu đoàn Hà Tĩnh đặt vấn đề, những năm gần đây, ngành công an, quân đội luôn thu hút được những thí sinh giỏi theo học. Một trong những lý do là học xong, các em sẽ không phải lo “đầu ra” và có chế độ tiền lương đặc thù. Thậm chí, chỉ cần trúng tuyển vào hệ chính quy, đã được coi là người Nhà nước. Với cơ chế, chính sách như vậy, nên ngành này đã thu hút được những người giỏi.

Thu hút người giỏi vào ngành Giáo dục

Theo đại biểu, mới đây Bộ GD&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số: 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo Nghị định, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí và được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

“Đây là động thái tích cực nhằm tăng sức hút cho ngành Sư phạm, trong đó có việc thu hút những thí sinh giỏi” - đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhấn mạnh, đồng thời viện dẫn: Đơn cử như mùa tuyển sinh năm nay, điểm chuẩn ngành Sư phạm đã tăng vọt. Đây là tín hiệu khả quan, hy vọng sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới.

chất xám ngành giáo dục
Học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) trong ngày hội STEM. Ảnh: TG

Cũng theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, hiện nay vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương. Hy vọng với chính sách đào tạo giáo viên theo cơ chế “đặt hàng”,  giao nhiệm vụ sẽ là giải pháp căn cơ, giải quyết dứt điểm tình trạng này; qua đó góp phần thực hiện thành công Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Đề cập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đại biểu đoàn Hà Tĩnh cho rằng: Hiện vẫn còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Do đó, cần làm tốt công tác phân luồng học sinh từ bậc THCS. Đồng thời, quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đối với các trường đại học địa phương hoặc có cơ chế sáp nhập, liên kết trong đào tạo…

Đặt vấn đề, giáo dục và đào tạo là một trong những nhóm vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV; đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ – : “Đến thời điểm này, tôi chưa có ý định chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tôi thấy, thời gian qua, ngành Giáo dục đã cơ bản làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình; đặc biệt là hoàn thành tốt mục tiêu kép trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Dù có một số việc chưa được như mong muốn, nhưng cũng là yếu tố khách quan mang lại"".

Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục, đào tạo từ phổ thông đến đại học đã chủ động và thích ứng nhanh chóng với diễn biến dịch bệnh. Theo đó, đã áp dụng sinh động và hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy và đào tạo; đặc biệt đã chủ động xây dựng các kịch bản để mở cửa trường học, đón học sinh, sinh viên trở lại học tập, thi và tuyển sinh đại học.

 

Link gốc: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/han-che-chay-mau-chat-xam-nganh-giao-duc-AneZq6K7g.html?fbclid=IwAR2novDTz0krokq0_CTgrvmjFInjNGkCPG3FFAul_o6DpxjVrP1zW99B5B4

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.83128 sec| 2284.336 kb