Hà Nội có thể tăng gấp đôi học phí trong năm học 2022-2023

Hà Nội có thể tăng gấp đôi học phí trong năm học 2022-2023
HĐND TP. Hà Nội vừa đưa ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026.

Hà Nội có thể tăng gấp đôi học phí trong năm học 2022-2023

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, năm học 2022-2023, mức học phí được phân chia theo 4 vùng thay vì 3 vùng như năm ngoái (chia thành ba vùng, gồm thành thị, nông thôn và miền núi), trong đó: vùng 1 bao gồm trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây; vùng 2 là địa bàn thị trấn thuộc các huyện của thành phố Hà Nội; vùng 3 bao gồm xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi); vùng 4 gồm các xã miền núi thuộc các huyện của thành phố Hà Nội.

Dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo khung học phí mới tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Học phí dự kiến của Hà Nội ở mức sàn, tức mức thu thấp nhất. Trong năm học 2022-2023, học phí tăng khoảng gấp đôi năm ngoái, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng.

"Với các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và 2 là 300.000 đồng mỗi tháng. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000-200.000 đồng (vùng 3) và 50.000-100.000 đồng (vùng 4)", nội dung dự thảo nêu rõ.

Nếu so sánh theo từng cấp và khu vực, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng, học phí các bậc còn lại đều tăng khoảng gấp đôi năm ngoái. Mức học phí dự kiến áp dụng với các trường mầm non, phổ thông chưa đảm bảo chi thường xuyên (giai đoạn 2022-2026).

Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi trong năm học 2022-2023

Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi trong năm học 2022-2023

Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi trong năm học 2022-2023

Mức thu học phí 4 vùng tại Hà Nội từ 2022 đến 2026. Ảnh: Zing

Cụ thể, với bậc tiểu học, được miễn học phí. Mức thu trên là căn cứ để hỗ trợ cho học sinh tiểu học tư thục hoặc học sinh tư thục thuộc diện hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, thành phố không đưa ra học phí cụ thể mà chỉ quy định mức trần qua từng năm. Trong năm học 2022-2023, học phí dao động 2,4-3,2 triệu đồng một tháng, mỗi năm sau tăng khoảng 6-8%. Trên cơ sở mức trần, hiệu trưởng quyết định học phí phù hợp.

Ngoài học phí với các trường công lập có thể và chưa thể chi thường xuyên, HĐND thành phố Hà Nội còn ban hành dự thảo nghị quyết về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao trong năm học 2022-2023. Theo đó, toàn bộ mức trần học phí của bốn cấp học không tăng so với năm 2021-2022. Tương tự với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, hiệu trưởng các trường chất lượng cao quyết định học phí phù hợp dựa trên mức trần này.

Trong trường hợp học trực tuyến, các trường tổ chức thu 75% mức học phí đã được ban hành. Quy định này không áp dụng với cấp mầm non bởi trẻ mầm non không học trực tuyến. Trong một tháng, nếu trẻ mầm non học ít hơn 14 ngày, cần nộp một nửa so với quy định; học trên 14 ngày phải nộp đủ học phí cả tháng.

Với bậc phổ thông luân chuyển học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức nào được áp dụng từ 14 ngày trở lên thì trường sẽ thu học phí theo hình thức đó. Các trường cần đảm bảo tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9.

Theo VNExpress, trong năm học 2021-2022, vì Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến người dân, Hà Nội không tăng học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông so với năm học 2020-2021. Học phí năm ngoái với nhà trẻ, mẫu giáo (không gồm trẻ 5 tuổi) và THPT lần lượt là 217.000, 95.000 và 24.000 đồng một tháng, tương ứng với ba khu vực: thành thị, nông thôn và các xã miền núi. Ba mức thu của trẻ mầm non 5 tuổi, THCS là 155.000, 75.000 và 19.000 đồng mỗi tháng.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

[GIẢI ĐÁP] Trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong hay không?

19-01-2025 07:14

Nhiều người có quan niệm uống nghệ mật ong giúp chữa bệnh dạ dày. Vậy liệu người bệnh trào ngược dạ dày có nên uống nghệ mật ong không và nên dùng như thế nào?

Nổi bật trang chủ
19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

Đọc thêm
Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

Công Phượng có cơ hội thay thế Xuân Son ở tuyển Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Lúc này, HLV Kim Sang-sik đang gấp rút tìm giải pháp thay thế Xuân Son và Công Phượng khả năng đang là một trong những...

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

Thêm quốc gia châu Phi là đối tác của BRICS

18 Tháng 01, 2025

Bộ Ngoại giao Brazil đã công bố Nigeria gia nhập BRICS với tư cách là quốc gia đối tác của hiệp hội.

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

Báo Thái Lan liệt kê 9 ngôi sao có cơ hội nhập tịch Việt Nam

18 Tháng 01, 2025

Báo chí Thái Lan dự đoán sẽ có thêm 9 cầu thủ được nhập tịch nhằm giúp HLV Kim Sang-sik nâng tầm đội tuyển Việt...

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

NSƯT Kim Tử Long gặp lại 'người yêu năm 17 tuổi' tại Táo Xuân

18 Tháng 01, 2025

Táo Xuân 2025 không chỉ dừng lại ở việc mang đến những mảng miếng hài hước, dí dỏm mà còn lồng ghép nhiều thông điệp...

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

Chuyên gia giỏi nhất của Nga dự đoán tình hình thế giới năm 2025

18 Tháng 01, 2025

Ông Dmitry Trenin, một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại giỏi nhất của Nga, mới đây đã đưa ra những dự đoán cần...

0.69310 sec| 2264.086 kb