Ngứa họng khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp
MỤC LỤC
Ngứa họng khó thở là gì?
Nguyên nhân gây ngứa họng khó thở
Làm thế nào để điều trị ngứa họng khó thở
Giảm ho, viêm họng với Dung dịch xịt họng thảo dược
Ngứa họng khó thở là gì?
Ngứa họng là cảm giác khô rát, cộm, ngứa ngáy và khó chịu và muốn ho, thường xảy ra khi cổ họng bị kích thích, đặc biệt là khi nói hoặc nuốt. Cổ họng bị ngứa có thể gây khó nuốt, sau đó dẫn tới ho và viêm họng.
Tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân bao gồm dị ứng, nhiễm trùng, trào ngược hoặc tiếp xúc với các chất gây kích ứng
Khó thở là cảm giác khó chịu do không thể thở, thường được mô tả là cảm giác hô hấp khó khăn, hụt hơi liên tục, hơi thở ngắt quãng cùng với cảm giác thắt chặt dữ dội ở ngực và không đủ không khí vào phổi.
Khó thở thường liên quan tới các vấn đề về phổi, hô hấp, các bệnh lý tim mạch, vấn đề tâm lý hoặc thần kinh.
Họng được ví như “ngã tư” giao nhau của đường tiêu hóa (bao gồm khoang miệng, họng, thực quản và dạ dày) và đường hô hấp (bao gồm mũi, họng, thanh khí quản và phổi).
Đây là nơi mà không khí từ mũi được đưa đến phổi để thực hiện hô hấp, trong khi thức ăn từ miệng được đưa xuống thực quản và đổ vào dạ dày để tiêu hóa.
Bất cứ ảnh hưởng nào khiến cổ họng viêm và sưng nề đều khiến đường thở bị cản trở, không khí đi vào phổi khó khăn hơn và gây tình trạng khó thở.
Ung thư hạ họng có thể gây ngứa họng, khó thở
Nguyên nhân khác ngoài hô hấp
Một số bệnh lý ở các cơ quan khác cũng có thể cản trở đường thở, tổn thương cổ họng và dẫn tới ngứa họng, khó thở như:
Trào ngược dạ dày
Bệnh tuyến giáp
Polyp thực quản hoặc niêm mạc họng
U sợi thần kinh
Trào ngược thực quản gây khó thở, ngứa họng phổ biến
Làm thế nào để điều trị ngứa họng khó thở
Để giải quyết vấn đề ngứa họng, kích ứng họng, khó thở, điều quan trọng là xác định và giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng trên, đồng thời cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Các nhóm thuốc được sử dụng thường là: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, các thuốc giảm ho, long đờm, thuốc kháng viêm, thuốc thông mũi hoặc các thuốc điều trị trào ngược dạ dày...
Tùy vào triệu chứng và bệnh lý mà người bệnh mắc phải mà bác sĩ sẽ kê các thuốc phù hợp để giải quyết triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Can thiệp ngoại khoa
Một số thủ thuật hoặc biện pháp phẫu thuật được thực hiện để cải thiện đường thở, loại bỏ các vật cản trong các trường hợp dị vật, khối u gây hẹp đường thở và khó thở.
Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà
Với các bệnh lý hô hấp, bên cạnh điều trị y tế, các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhanh chóng triệu chứng.
Một số cách giúp giảm ngứa họng, khó thở mà bạn có thể áp dụng như:
Súc miệng bằng nước muối loãng để sát khuẩn cổ họng, làm dịu cảm giác vướng cổ họng khó thở nhanh chóng.
Nếu có tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch rửa mũi hoặc dung dịch nước biển sâu.
Uống nhiều nước, để giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, giảm khô và kích ứng họng, nhờ đó mà cảm giác vướng cổ họng khó thở cũng dần thuyên giảm.
Có thể sử dụng một số loại trà có hiệu quả tốt trong việc dưỡng cổ họng, giảm các vấn đề hô hấp như: Trà cam thảo, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng, trà nghệ, trà xanh, trà chanh sả gừng...
Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động quá sức, hạn chế căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Giảm ho, viêm họng với Dung dịch xịt họng thảo dược
Có nhiều loại dược liệu đã được nghiên cứu, chứng minh có lợi cho sức khỏe đường hô hấp như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Kết hợp những loại thảo dược này tạo nên dung dịch xịt họng thảo dược giúp hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Nên chọn sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng.
Dung dịch xịt họng thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT Thành phần: Công dụng: Cách sử dụng: Chú ý: Chống chỉ định: Cảnh báo, thận trọng: Tác động bất lợi tiềm ẩn: Quy cách đóng gói: Bảo quản: Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm