Đối tượng nào dễ bị thiếu kẽm?
Đa số trong chúng ta, với một chế độ ăn khoa học, đa dạng sẽ bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể bởi vì kẽm là nguyên tố có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đặc biệt có nhu cầu kẽm cao hơn hoặc khi có vấn đề về hệ tiêu hóa, hoặc chế độ ăn không đủ đa dạng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu kẽm.
Nếu cơ thể có những biểu hiện sau, rất có thể là báo hiệu tình trạng thiếu kẽm:
- Trẻ biếng ăn, chán ăn, chậm phát triển về thể lực
- Suy giảm khả năng sinh lý ở cả nam và nữ
- Người có sức đề kháng yếu, dễ bị cảm cúm, cảm lạnh
- Tóc dễ gãy rụng, móng chân móng tay giòn
Ngoài ra, những đối tượng sau cần chú ý bổ sung:
- Người ăn chay: kẽm thường có trong một số loại thịt động vật nên những người ăn chay có thể bị thiếu kẽm.
- Người bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột: các bệnh lý này làm giảm khả năng hấp thu kẽm từ thực phẩm nên dẫn đến nguy cơ thiếu kẽm rất cao.
- Phụ nữ mang thai: có nhu cầu kẽm cao hơn so với khi bình thường vì cần cung cấp cho bào thai, nhất là thời kỳ mang thai đầu.
- Đàn ông trưởng thành: có nhu cầu kẽm cao hơn do hao hụt trong quá trình sản xuất tinh dịch, nhất là những người có tần suất hoạt động tình dục cao.
- Người cao tuổi: chức năng hệ tiêu hóa suy giảm theo thời gian, không hấp thu đủ lượng kẽm cần thiết.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe
Thiếu kẽm bổ sung gì?
Khi thiếu kẽm, bạn có thể lựa chọn nhiều loại thực phẩm giàu kẽm hoặc có thể bổ sung thêm kẽm từ các loại viên uống.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm nên thêm vào chế độ ăn uống:
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, hàu, hến, ốc… đều là những thực phẩm chứa nhiều kẽm. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến hàu. Trung bình 100g hàu có chứa 13.4mg kẽm.
Ngoài kẽm, ăn những loại hải sản còn bổ sung cho cơ thể nhiều protein, vitamin C, B12, khoáng chất như sắt. Hơn nữa đây là loại thực phẩm ít calo, hương vị thơm ngon dễ chế biến nên được nhiều người ưa thích.
Hàu là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm nhất
Các loại đậu
Các loại đậu nói chung được nhiều người lựa chọn ăn hàng ngày bởi rất giàu dinh dưỡng như chất xơ, sắt và kẽm. Trong đó, đậu hà lan là loại hạt chứa hàm lượng kẽm rất cao, 100g đậu hà lan có 5 mg kẽm.
Ngoài chế biến món ăn, có thể dùng các loại hạt này để xay thành bột uống nước để bổ sung protein và kẽm.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà là một thực phẩm bổ sung kẽm rất tốt. Một quả trứng có thể cung cấp khoảng 3.7 mg kẽm, cùng với đó là 77 calo, 5g chất béo tốt và 6g protein.
Bên cạnh đó, trứng cũng là nguồn cung cấp choline - dinh dưỡng mà nhiều người bị thiếu hụt. Mỗi người được khuyến cáo nên ăn từ 3 - 4 quả trứng mỗi tuần.
Các loại thịt đỏ
Thịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. 100 gram thịt bò chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày. Ngoài ra, lượng thịt này cũng cung cấp 176 calo, 20 gram protein và 10 gam chất béo. Cùng với những lợi ích đó, thịt đỏ cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như sắt, vitamin B và creatine.
Thịt bò chứa hàm lưỡng kẽm rất cao
Ổi
Ổi là một trong những loại trái cây giàu kẽm nhất. Trong 100g ổi có chứa 2.4 mg kẽm. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, sắt,...
Socola đen
Nghĩ đến socola chúng ta thường nghĩ đến vị béo, nhưng ít ai biết được đây là một loại thực phẩm bổ sung kẽm rất tốt. Trung bình 100g socola đen có thể cung cấp đến 3,3 mg kẽm, đáp ứng 30% nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, socola rất giàu calo, vì thế đây là loại thực phẩm bổ trợ, không nên ăn quá nhiều để đáp ứng nhu cầu kẽm của cơ thể.
Thiếu kẽm uống thuốc gì?
Khi cơ thể thiếu kẽm thì nhiều khả năng là chế độ ăn và sự hấp thu của cơ thể không tốt. Do đó, bổ sung nhanh kẽm từ các loại viên uống với liều lượng cụ thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Giải pháp này không chỉ hiệu quả mà còn tiện dụng, phù hợp với những người bận rộn, khó đảm bảo thực đơn ăn uống mỗi ngày có chứa các thực phẩm giàu kẽm, phù hợp với những nhóm có nguy cơ cao thiếu kẽm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai…
Lưu ý khi lựa chọn viên uống bổ sung kẽm là nên chọn kẽm gluconate (zinc gluconate), bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu.
Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Zinc Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu đang thắc mắc thiếu kẽm bổ sung gì, bạn có thể tham khảo sử dụng.
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT- Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm