Theo đó, tổng số tiền bị cưỡng chế là hơn 448 tỷ đồng nằm trong 3 quyết định. Lý do được đưa ra là Tập đoàn FLC có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý Thuế.
Các tài khoản của FLC bị phong tỏa trong đợt này nằm tại Ngân hàng OCB Chi nhánh Hà Nội, VIB Chi nhánh quận 1 và BIDV Chi nhánh Thanh Xuân.
Dự án FLC Quảng Bình
Trước đó, vào đầu tháng 8, FLC cũng đã nhận 3 quyết định cưỡng chế thuế từ Cục Thuế tỉnh Quảng Bình với tổng số tiền gần 224 tỷ đồng.
Sau đó vài ngày, Cục Thuế Thành phố Hà Nội tiếp tục đưa ra 9 quyết định, gồm tiến hành cưỡng chế thuế gần 72 tỷ đồng và phạt hành chính 11,5 triệu đồng đối với Tập đoàn FLC.
Đến ngày 18/8, Chi cục Thuế khu vực Thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương đã ra 8 quyết định cưỡng chế thuế bằng hình thức phong tỏa tài khoản với số tiền hơn 130 tỷ đồng với doanh nghiệp này.
Tính từ đầu tháng 8 đến nay, Tập đoàn FLC đã bị cưỡng chế thuế tổng cộng 874 tỷ đồng từ các cơ quan quản lý thuế nêu trên.
Hoạt động kinh doanh và đầu tư của FLC Group gặp nhiều thách thức kể từ sau khi cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam về hành vi thao túng chứng khoán, dẫn đến những xáo trộn về nhân sự và chiến lược.
Nhiều địa phương đã có động thái dừng xem xét, thu hồi chủ trương nghiên cứu, khảo sát và chấm dứt hoạt động hàng loạt dự án như Thanh Hóa, Bình Phước, Kon Tum, Hòa Bình, Lâm Đồng, Quảng Ngãi... với quy mô hàng nghìn tỷ đồng và hàng trăm ha.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm