Đức là một trong những nước hỗ trợ cho Ukraine nhiều nhất từ khi bắt đầu cuộc chiến hồi tháng 2/2022. Ảnh Getty
Tài liệu viết: "Đức có nghĩa vụ phải hỗ trợ cuộc chiến Ukraine vào đúng thời điểm với quân đội được trang bị tốt và sẽ thật ngu ngốc nếu loại trừ lựa chọn này".
Ông Roderich Kiesewetter nhấn mạnh, "là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, Đức phải sẵn sàng đóng góp đáng kể" để giải quyết xung đột. Theo ông, không có giải pháp thay thế nào cho việc triển khai quân Đức ở Ukraine.
Ông Roderich Kiesewetter cho biết có những dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trước cuộc bầu cử quốc hội Đức dự kiến diễn ra vào ngày 23/2.
"Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Scholz sẽ tới Moscow hoặc gặp Tổng thống Putin trước ngày 23/2", ông Kiesewetter bình luận trên mạng xã hội. Ông Kiesewetter cũng cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin "đang được lên kế hoạch vào tháng 3".
Đầu tháng 12, truyền thông Đức đưa tin Ngoại trưởng Đức Annalena Bärbock được cho là đã cho phép quân đội được cử tới Ukraine để đảm bảo một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi của các nhà báo ở Brussels, Bộ trưởng chỉ giới hạn ở những lời nói chung chung và không nói thẳng về vấn đề đó. Đồng thời, người đứng đầu ngoại giao mới của EU Kaya Kallas thừa nhận rằng các nước châu Âu có thể gửi quân tới Ukraine vì khả năng ngừng bắn.
Ngược lại, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần tuyên bố rằng ông không xem xét sáng kiến này. Nagyf 3/1, người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết vấn đề cử quân đội châu Âu đến để đảm bảo thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine hiện không còn phù hợp.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm