Dịch sởi diễn biến phức tạp: Biện pháp nào để chặn đứng?

Dịch sởi diễn biến phức tạp: Biện pháp nào để chặn đứng?
Dịch sởi tiếp tục có những diễn biến phức tạp khi Hà Nội vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm.

Dịch sởi diễn biến phức tạp: Biện pháp nào để chặn đứng?

Bệnh nhân sởi biến chứng phải thở máy, lọc máu. Ảnh: Bạch Mai cung cấp

Theo các chuyên gia y tế, cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh.

Hà Nội ghi nhận ca tử vong đầu tiên

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trường hợp tử vong do sởi là bé gái (4 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm), có tiền sử không tiêm vắc-xin phòng . Bệnh nhi khởi phát bệnh vào ngày 10/3 (phát ban ngày 15/3). Đến ngày 17/3, trẻ có dấu hiệu khó thở nhiều, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Sau đó, bệnh nhi diễn biến nặng, được điều trị tích cực (thở máy, lọc máu, ECMO), tình trạng không cải thiện và tử vong ngày 18/3 với chẩn đoán suy đa tạng/viêm phổi ARDS - bão cytokine trên nền bệnh sởi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 182 trường hợp mắc sởi - tăng 51 ca so với tuần trước đó tại 26 quận, huyện và 88 xã phường, thị trấn. Cơ quan này nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng. Dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi. Đồng thời ghi nhận 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi.

Bộ Y tế đánh giá, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vắc-xin hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%). Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các thành phố lớn, biến động dân cư cao, nhưng đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi.

Viện Y học nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết tiếp nhận nhiều trường hợp mắc sởi nặng với biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, bệnh nhân nam (51 tuổi) tại Gia Lâm (Hà Nội) mắc sởi, có tiền sử đái tháo đường, hen phế quản. Dù được điều trị, sau 5 ngày, bệnh nhân khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ (28 tuổi) tại Hải Hậu (Nam Định), 8 tuần, nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Bệnh nhân ho khan, ngứa họng, đi ngoài phân lỏng nước 4 lần/ngày, không đau bụng.

Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà, tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, người bệnh được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Trước đó, Viện Y học nhiệt đới cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi viêm phổi nặng, suy hô hấp, biến chứng do sởi. Bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, có hút thuốc nhưng không có bệnh lý phổi. Tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau xuất hiện sốt nóng 39 độ C, cơ thể phát ban từ mặt lan xuống tay, thân mình.

Ho đờm trắng đục đau họng và khó thở tăng dần, suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy oxy khi chuyển tuyến. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ nặng phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO.

Bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10 - 20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não. Hầu hết trường hợp này đa số đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy, khi được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.

“Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc”, PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết.

Theo chuyên gia này, nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

“Hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Vắc-xin sởi an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại.

Việc tiêm vắc-xin đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân, mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Sởi không đơn giản như nhiều người lầm tưởng, hãy chủ động phòng ngừa trước khi quá muộn”, PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Sáng 24/3, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi, hoàn thành trong tháng 3. Hiện, các tỉnh, thành phố tích cực triển khai để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh sởi đợt 2 năm 2025. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành triển khai khẩn trương chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống sởi. Các địa phương cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phối hợp với các viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur để xác định khu vực nguy cơ cao và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch phù hợp. Đồng thời, rà soát nhân lực, ưu tiên các huyện có nhiều ca mắc sởi, tổ chức tiêm chủng lưu động và tại nhà để hoàn thành chiến dịch trong tháng 3.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
"Bằng chứng thép" của gia đình Kim Sae Ron "tố" Kim Soo Hyun yêu trẻ vị thành niên

"Bằng chứng thép" của gia đình Kim Sae Ron "tố" Kim Soo Hyun yêu trẻ vị thành niên

29-03-2025 16:23

Gia đình của nữ diễn viên quá cố Kim Sae Ron vừa công bố bằng chứng từ các tin nhắn KakaoTalk, khẳng định cô từng có mối quan hệ tình cảm với nam diễn viên Kim Soo Hyun khi mới 17 tuổi.

Nổi bật trang chủ
Bộ GD&ĐT lưu ý tổ chức kỳ tuyển sinh đầu cấp đầu tiên theo quy chế mới
29 Tháng 03, 2025

Năm 2025, các địa phương sẽ tổ chức kỳ tuyển sinh đầu cấp đầu tiên theo Thông tư 30/2024/TT-BGD&ĐT.

Đọc thêm
New Zealand công bố nhiều cơ hội dành cho sinh viên Việt Nam

New Zealand công bố nhiều cơ hội dành cho sinh viên Việt Nam

29 Tháng 03, 2025

Sinh viên Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế New Zealand.

Ông Putin bất ngờ đề xuất Liên Hợp Quốc tạm thời quản lý Ukraine để làm điều này

Ông Putin bất ngờ đề xuất Liên Hợp Quốc tạm thời quản lý Ukraine để làm điều này

29 Tháng 03, 2025

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thành lập chính quyền tạm thời tại Ukraine, dưới sự hướng dẫn của...

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2025: Thầy cô nỗ lực, phụ huynh đồng hành

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2025: Thầy cô nỗ lực, phụ huynh đồng hành

29 Tháng 03, 2025

Sau khi có lịch thi TN THPT 2025, các trường vừa tăng tốc ôn tập, củng cố kiến thức vừa giúp học sinh làm quen...

Hậu quả nặng nề khi tin vào “bác sĩ Google”

Hậu quả nặng nề khi tin vào “bác sĩ Google”

28 Tháng 03, 2025

Với sự phát triển của internet, ngày càng nhiều người sử dụng mạng để tra cứu các thông tin về y học. Tuy nhiên, theo...

Nước nào đưa quân đến Ukraine?

Nước nào đưa quân đến Ukraine?

28 Tháng 03, 2025

Không phải mọi nước châu Âu đều muốn tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình, chứ đừng nói là điều quân đến Ukraine chiến...

0.71319 sec| 2267.32 kb