Dịch bệnh và nỗi khổ của sinh viên năm cuối: Loay hoay tốt nghiệp giữa đại dịch

Dịch bệnh và nỗi khổ của sinh viên năm cuối: Loay hoay tốt nghiệp giữa đại dịch
Nhiều sinh viên năm cuối tại các trường đại học bị trễ tiến độ tốt nghiệp do thực hiện giãn cách phòng dịch Covid-19 nên không thể hoàn thành chương trình.

Dịch bệnh và nỗi khổ của sinh viên năm cuối: Loay hoay tốt nghiệp giữa đại dịch
Nguyễn Quốc Phúc gặp khó khi tìm nơi thực tập do dịch Covid-19.

Số khác không thể đi thực tập khi các doanh nghiệp chuyển sang làm việc trực tuyến.

Chậm tốt nghiệp

Với Nguyễn Kỳ Dung, sinh viên năm cuối khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, việc chưa thể tốt nghiệp vào tháng 6/2021 theo kế hoạch là tình huống “đặc biệt hi hữu”. Học kỳ II năm 2, Dung chuyển từ khoa Phát thanh – Truyền hình sang khoa Quan hệ quốc tế nên phải học bù một số môn chuyên ngành.

Tuy đã theo dõi sát sao lịch học và học bù gần hết các môn, vẫn không thể đăng ký môn cuối cùng do chưa có lớp ghép. Dung phải đợi đến tháng 10, khi nhà trường mở lớp của môn học này mới có thể theo học. Dự kiến, nữ sinh sẽ tốt nghiệp muộn 6 tháng so với bạn bè cùng lớp.

“Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học và tốt nghiệp của em. Môn em phải học bù đáng lẽ sẽ học vào kỳ II năm 2020 hoặc kỳ I năm 2021 nhưng do dịch, các thầy cô Ban Quản lý Đào tạo của trường giảm bớt môn học trong 2 kỳ này khiến môn học của em bị lùi thời gian đến tháng 10”, Dung bày tỏ.

Trước khi tốt nghiệp, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải hoàn thành 4 chứng chỉ gồm Tiếng Anh, Tin học, Quốc phòng An ninh và Giáo dục thể chất. Ở chứng chỉ Tiếng Anh, Dung chọn thi TOEIC 4 kỹ năng. Kỳ thi được chia thành 2 buổi gồm thi Listening (kỹ năng Nghe), Reading (Đọc) và thi Speaking (Nói), Writing (Viết). Khi Hà Nội có quyết định giãn cách vào tháng 7/2021, Dung mới thi 2 kỹ năng thì trung tâm tạm đóng cửa. Nữ sinh dự kiến sẽ hoàn thành 2 kỹ năng còn lại vào năm 2022 để kịp nộp chứng chỉ trước khi tốt nghiệp.

Dung : “Em cảm thấy may mắn vì trong quá trình học được các thầy cô, nhà trường tạo điều kiện. Tuy nhiên, em hy vọng nhà trường có thể sắp xếp thời gian các môn học linh hoạt hơn vì phần lớn các bạn ra trường muộn đều do phải học lại nhưng không có lớp, đợi ghép lớp với những người chung hoàn cảnh. Em cũng mong nhà trường tổ chức nhiều đợt tốt nghiệp cho sinh viên vì một số bạn đã hoàn thành chương trình học nhưng phải đợi 2 - 3 tháng mới có đợt tốt nghiệp và mới nhận được bằng”.

Dịch bệnh và nỗi khổ của sinh viên năm cuối: Loay hoay tốt nghiệp giữa đại dịch
Hội chợ việc làm năm 2019 tại Trường Đại học Cần Thơ

“Méo mặt” tìm nơi thực tập

Còn Nguyễn Quốc Phúc, sinh viên năm cuối khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, từng loay hoay không biết phải thực tập . Phúc kể, mọi năm các doanh nghiệp sẽ đến trường tuyển dụng sinh viên qua hình thức phỏng vấn hoặc đánh giá điểm số. Những bạn có điểm khá trở lên và phỏng vấn thành công có thể được nhận vào vị trí thực tập sinh.

Nhưng do dịch Covid-19, các dự án, công trình cầu đường bị đình trệ còn doanh nghiệp thắt chặt nhân sự nên không thể tuyển sinh viên thực tập. Nếu tuyển, sinh viên cũng ít có cơ hội thực hành. Do vậy, dù Phúc nộp đơn xin thực tập ở một số công ty xây dựng nhưng đa số không hồi âm. 1 - 2 công ty có phỏng vấn nhưng họ yêu cầu phải làm việc toàn thời gian trong khi sinh viên năm cuối còn một số môn dang dở trên trường nên không thể nhận lời.

Vì nhiều sinh viên như Phúc không thể thực tập, thầy cô đã tạo điều kiện bằng cách giao tài liệu và đề tài để sinh viên nghiên cứu. Thầy cô cũng hướng dẫn phương pháp làm việc và các công cụ trong môi trường xây dựng, qua đó sinh viên có thể làm quen với quy trình thực tế. Hết môn, sinh viên làm và nộp lại cho nhà trường.

Cũng vì dịch bệnh nên Vũ Ngọc Hà, sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, Hà Nội phải dừng việc thực tập tại Đa khoa Hà Đông. Thời gian này, em tự học trên mạng, xem video thực hành và xin tài liệu ôn tập của các anh chị khoá trên. Nhưng Hà vẫn mong sớm được trở lại thực tập bởi đây là hoạt động học tập quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp cũng như chuyên môn của em.

Nhận định dịch Covid-19 mang lại nhiều khó khăn cho các trường đại học và sinh viên, ThS Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp Sinh viên, Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ: Thời gian qua, trung tâm đã tích cực là đầu mối tập trung, phối hợp tổ chức các hoạt động liên kết với doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ, nhằm tạo điều kiện thực tập, thực hành cho sinh viên.

Trung tâm sẽ phân loại các vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc phù hợp và gửi về từng khoa đào tạo; đồng thời, chia sẻ lên trang , website của trung tâm để sinh viên nắm bắt thông tin. Kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể của đợt thực tập do các khoa đào tạo bàn bạc, thống nhất. Ngoài ra, sinh viên có thể tự tìm kiếm cơ hội thực tập tại địa phương.

ThS Thảo cho hay: Do dịch Covid-19, sự kiện hội chợ việc làm không thể tổ chức trực tiếp nên trung tâm đã kết nối các doanh nghiệp phỏng vấn sinh viên online qua phần mềm Zoom, Skype… Nhiều doanh nghiệp sáng tạo cho sinh viên tham quan online để tìm hiểu môi trường làm việc thực tế mà không cần trực tiếp đến công ty.

Tương tự, để tạo điều kiện giúp sinh viên nắm bắt cơ hội việc làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức sự kiện hướng nghiệp FTU Career Fair 2021 theo hình thức trực tuyến trong tháng 11, 12. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tăng số đợt xét tốt nghiệp để sinh viên có thể đăng ký bất kỳ thời gian nào khi đủ điều kiện.

Hàng năm, trung tâm có hoạt động hướng dẫn sinh viên kỹ năng xin việc như phỏng vấn, viết hồ sơ… kết nối sinh viên với mạng lưới cựu sinh viên. Trong năm học này, dù diễn biến dịch phức tạp, trung tâm vẫn cố gắng duy trì các hoạt động trên thông qua hình thức trực tuyến như tổ chức hội thảo online, đăng bài trên các phương tiện truyền thông để tiếp cận tối đa sinh viên. - ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Thoái hóa khớp - nỗi ám ảnh của không ít người

Thoái hóa khớp - nỗi ám ảnh của không ít người

27-04-2024 17:07

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh phổ biến, gây ra những cơn đau và suy giảm chức năng vận động khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn. Tìm hiểu cách điều trị thoái hóa khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Nổi bật trang chủ
Hai cán bộ kiểm lâm Hà Giang tử vong khi chữa cháy rừng
27 Tháng 04, 2024

Trong lúc chữa cháy rừng, 2 cán bộ là Trần Văn Kh (SN 1983, kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Vị Xuyên) và Trương Thị L (SN 1983, kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Phong Quang - Tây Côn Lĩnh) đã tử nạn.

Đọc thêm
Mùa hè ý nghĩa cho con với Học kỳ Quân đội

Mùa hè ý nghĩa cho con với Học kỳ Quân đội

25 Tháng 04, 2024

Trong bối cảnh thiếu vắng sân chơi lành mạnh cho trẻ mỗi dịp Hè về, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà...

Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ

Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ

26 Tháng 04, 2024

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ...

B Trần nói gì về khoảnh khắc to tiếng, 'cãi tay đôi' với bảo vệ khi đi cùng Quỳnh Kool

B Trần nói gì về khoảnh khắc to tiếng, 'cãi tay đôi' với bảo vệ khi đi cùng Quỳnh Kool

26 Tháng 04, 2024

Mới đây, đoạn video ghi lại khoảnh khắc B Trần to tiếng, quát tháo bảo vệ tại một địa điểm ở Hà Nội khi đi...

Công Phượng: 'Tôi đã cố gắng hết sức'

Công Phượng: 'Tôi đã cố gắng hết sức'

26 Tháng 04, 2024

Chia sẻ sau khi có lần đầu tiên đá chính cho Yokohama FC, Công Phượng cho biết, anh đã nỗ lực hết mình, thế nhưng...

Động thái 'đặc biệt' của Hoa hậu Ý Nhi sau tin đồn bí mật kết hôn

Động thái 'đặc biệt' của Hoa hậu Ý Nhi sau tin đồn bí mật kết hôn

25 Tháng 04, 2024

Mới đây, Hoa hậu Ý Nhi đã có động thái gây chú ý đầu tiên sau khi bị đồn đoán đã theo chồng bỏ cuộc...

0.60957 sec| 2272.609 kb