Dạy thêm, học thêm: Quản lý tốt hơn cấm

Dạy thêm, học thêm: Quản lý tốt hơn cấm
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu kiến nghị xem xét thấu đáo việc dạy thêm, học thêm vì đây là nhu cầu có thật của phụ huynh, HS.

Dạy thêm, học thêm: Quản lý tốt hơn cấm

Nhu cầu học thêm của học sinh là có thật. Ảnh minh họa: INT

Nhu cầu thật

Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An), học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh và gia đình. Đối với học sinh yếu thì được kèm, học sinh khá được bồi dưỡng thêm; từ đó có kết quả tốt hơn, thậm chí kết quả vượt trội. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu, rất cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn thêm cho học trò. Đây là nhu cầu chính đáng.

“Cần xem dạy thêm như một nghề có thu”, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền nêu ý kiến và cho rằng, có những lúc chúng ta cấm học thêm, dạy thêm nhưng việc này vẫn diễn ra. Cấm học thêm có lúc làm cho tình trạng này càng khó quản lý đối với người dạy, người học. Để đáp ứng được nhu cầu của người học và để học thêm, dạy thêm có hiệu quả, theo đại biểu đoàn Nghệ An, cần bổ sung quy định này vào dự thảo Luật Nhà giáo.

“Ngành Giáo dục đang lấy ý kiến để hoàn thiện thông tư về quy định dạy thêm, học thêm. Tôi đồng tình với quy định này bởi nhà giáo có quyền dạy thêm như một sự chính đáng dành cho hoạt động chính đáng”, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền nêu quan điểm.

Xét trên phương diện thị trường, dạy thêm, học thêm là bình thường và không xấu, đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) nhấn mạnh. Theo đại biểu, việc này chỉ trở nên méo mó và mất đi giá trị khi bị chi phối và lạm dụng, biến tướng. Ngành nghề nào cũng phải thỏa mãn quy luật “cung - cầu” thì mới tồn tại và phát triển, giáo dục cũng không ngoại lệ. Khách quan mà nói, dù có những giáo viên không dạy ở trường nào nhưng vẫn có học sinh theo học. Điều đó chứng tỏ họ có năng lực sư phạm.

“Lương và thu nhập thấp cũng là một trong nguyên nhân khiến giáo viên phải xoay xở dạy thêm. Do vậy, để chấm dứt tình trạng dạy thêm tràn lan và “biến tướng”, một trong những giải pháp hữu hiệu là tăng lương cho nhà giáo”, đại biểu Hồ Thị Minh nhấn mạnh. Khi thu nhập của nhà giáo tăng lên, đảm bảo được cuộc sống, họ sẽ không phải suy nghĩ đến chuyện dạy thêm mà sẽ chuyên tâm vào bài giảng trên lớp, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo đại biểu đoàn Quảng trị, việc "cấm" dạy thêm khó khả thi. Thay vì “cấm triệt để”, Nhà nước hãy tổ chức, quản lý việc dạy thêm, học thêm sao cho thật phù hợp, giúp nền giáo dục phát triển trong sáng, lành mạnh theo hướng “Học thật, chất lượng thật”.

Dạy thêm, học thêm: Quản lý tốt hơn cấm

Không nên cấm dạy thêm. Ảnh minh họa: INT

Phải thật thấu đáo

Trao đổi về vấn đề học thêm, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) nêu ý kiến, nếu nhà giáo đã giảng dạy nhiều lần mà học sinh không hiểu, hay giáo viên ra đề kiểm tra mà phần đông học trò bị điểm thấp thì vấn đề nằm ở giáo viên. Cùng một chương trình học, cùng giáo viên trên lớp thì mức độ tiếp thu của học sinh khác nhau. Thầy, cô giáo có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm đạt tiêu chuẩn (thường là 80%), nhóm vượt trội (chiếm 10%) và nhóm không theo kịp bạn bè (khoảng 10%).

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, nhóm học lực yếu có nguyện vọng học thêm để theo kịp các bạn là cần thiết. Còn nhóm bình thường học để giỏi hơn và vào các trường tốt hơn. Chúng ta cũng không hạn chế nhóm vượt trội học thêm để đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi.

“Nếu việc học thêm không đúng năng lực thực sự hoặc học thêm vì lý do liên quan đến người dạy mới là điều cần chấm dứt”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu quan điểm, đồng thời đề xuất, cần xây dựng ngân hàng đề thi với hàng ngàn câu hỏi của từng chủ đề ở các môn học ở nhiều độ khó khác nhau để không còn tình trạng “phân biệt đối xử” nếu trò không học thêm.

Nếu cơ sở giáo dục nào cho phép giáo viên dạy chính học sinh của mình, thì các bài kiểm tra ở đó phải được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi với đầy đủ cấp độ để phản ánh đúng năng lực học sinh, đảm bảo công bằng.

Học thêm là nhu cầu cần thiết của . Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) nhận thấy, dư luận xã hội có hai luồng: Cấm và quản lý. Nhiều công nhân tăng ca buổi chiều không đón con được nên muốn gửi con cho thầy, cô giáo mang về nhà để quản lý, đến tối mới đón con về. Do đó, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra quy định cụ thể cũng như cơ chế quản lý đối với về vấn đề này; trong dự thảo Luật Nhà giáo cần có cơ chế quản lý về việc dạy thêm, học thêm.

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) góp ý về những việc mà nhà giáo không được làm tại Điểm c, Khoản 2 Điều 11 dự thảo luật - quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Theo đại biểu, quy định này cần thiết nhưng đã được quy định tại Khoản 5 Điều 22 của Luật Giáo dục.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy cho rằng, phải thật thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm để quy định sao cho cụ thể và phù hợp. Thực tế, dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của giáo viên và học sinh, phụ huynh, nhất là ở các đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển. Không chỉ với những học sinh học tập chưa tốt mới đi học thêm, mà các em có năng lực học tập tốt vẫn có nhu cầu học thêm nhằm nâng cao kiến thức.

Điều này càng có ý nghĩa với những em có nguyện vọng thi học sinh giỏi các cấp và thi vào các trường đại học thuộc tốp đầu. “Do vậy, việc học sinh có nhu cầu tìm đến các thầy, cô giáo giỏi để học thêm là có thật”, đại biểu Chamaléa Thị Thủy trao đổi.

Phát biểu tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức về dạy thêm, trong đó có việc “giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
HLV Indonesia ‘cầu cứu’ trước trận gặp tuyển Việt Nam

HLV Indonesia ‘cầu cứu’ trước trận gặp tuyển Việt Nam

13-12-2024 16:24

HLV Shin Tae-yong nhờ báo chí gây áp lực để CLB ‘nhả người’ giúp Indonesia có được đội hình mạnh nhất khi đấu tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024.

Nổi bật trang chủ
Kiểm tra học kỳ I: Tiếp cận với đổi mới
13 Tháng 12, 2024

Từ công tác ra đề đến tổ chức kiểm tra học kỳ, đặc biệt với khối lớp 12, các trường THPT đều quan tâm tiếp cận Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025,

Đọc thêm
Ngỡ ngàng điểm đến chỉ cách Hà Nội 40km, cảnh sắc đẹp thơ mộng được ví như “Thụy Sĩ thu nhỏ”

Ngỡ ngàng điểm đến chỉ cách Hà Nội 40km, cảnh sắc đẹp thơ mộng được ví như “Thụy Sĩ thu nhỏ”

13 Tháng 12, 2024

Hồ Đồng Chanh là điểm du lịch mới toanh nằm ở tỉnh Hòa Bình. Cảnh sắc hoang sơ, thơ mộng với hồ nước màu ngọc...

Ông Trump làm điều mà các đời Tổng thống Mỹ trước đây chưa từng

Ông Trump làm điều mà các đời Tổng thống Mỹ trước đây chưa từng

13 Tháng 12, 2024

Từ năm 1874, lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ không có các lãnh đạo quốc gia tham dự nhưng ông Trump đã mời ông Tập...

Ronaldo có cơ hội đấu Messi ở Club World Cup 2025

Ronaldo có cơ hội đấu Messi ở Club World Cup 2025

13 Tháng 12, 2024

Truyền thông Ai Cập tiết lộ, Câu lạc bộ Al-Ahly muốn mượn C.Ronaldo đối đầu Inter Miami tại Club World Cup 2025.

Tuyển Việt Nam 'họp khẩn' trước trận đấu Indonesia

Tuyển Việt Nam 'họp khẩn' trước trận đấu Indonesia

13 Tháng 12, 2024

Trang Bolo.com (Indonesia) tiết lộ thầy trò Kim Sang-sik vừa tổ chức cuộc họp khẩn để bàn đối sách đấu tuyển Indonesia ở bảng B...

Cảnh cáo người đăng tin sai sự thật về “Cháo lươn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”

Cảnh cáo người đăng tin sai sự thật về “Cháo lươn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”

13 Tháng 12, 2024

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã xử lý người đăng tin sai sự thật về “Cháo...

0.66136 sec| 2259.484 kb