Người làm văn phòng cần làm gì để bảo vệ xương khớp
MỤC LỤC: Lối sống ít vận động ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào Các bệnh lý xương khớp thường gặp ở người làm văn phòng Làm thế nào để bảo vệ xương khớp khi làm văn phòng? |
Lối sống ít vận động ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào
Một ngày làm việc trung bình, người làm văn phòng dành từ 6 đến 8 tiếng ngồi tại vị trí làm việc, ít thay đổi tư thế. Trong thời gian này, áp lực từ trọng lượng cơ thể dồn liên tục lên cột sống, đĩa đệm và các khớp lớn như khớp vai, gối, cổ tay. Lâu dần, các khớp bị thoái hóa, viêm, dẫn tới đau nhức và cứng khớp kéo dài.
Không chỉ vậy, việc ngồi lâu cũng làm giảm lưu thông máu đến các mô cơ và xương, khiến quá trình cung cấp dưỡng chất bị gián đoạn, làm chậm khả năng phục hồi của sụn khớp và mô mềm quanh khớp. Hậu quả là người trẻ tuổi vẫn có thể gặp các vấn đề như đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ hoặc đau đầu gối sớm hơn bình thường.
Nhiều người trẻ tuổi bị đau nhức xương khớp do ngồi nhiều
Các bệnh lý xương khớp thường gặp ở người làm văn phòng
Trong môi trường công sở, các bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến nhất bao gồm:
Thoái hóa cột sống cổ và lưng: Do ngồi sai tư thế, cúi nhiều hoặc ít thay đổi tư thế, dẫn đến áp lực lớn lên cột sống. Người bệnh thường đau vùng cổ, vai gáy, có thể kèm theo tê tay, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
Đau khớp gối: Do ít vận động khiến cơ yếu dần, khớp không được nuôi dưỡng tốt. Một số người thừa cân, béo phì còn làm tăng áp lực lên khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.
Loãng xương: Lối sống tĩnh tại làm giảm kích thích cơ học lên xương, khiến quá trình tạo xương bị suy yếu. Khi kết hợp với chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D, nguy cơ loãng xương có thể tăng lên đáng kể.
Ban đầu, các triệu chứng thường không rõ rệt, chỉ là cảm giác ê mỏi sau khi làm việc lâu, đau nhẹ vùng cổ hoặc thắt lưng. Tuy nhiên, nếu không can thiệp sớm, các biểu hiện sẽ tiến triển nặng hơn như:
- Đau âm ỉ vùng cổ, vai gáy, đặc biệt khi cúi xuống hay xoay đầu
- Tê bì bàn tay, cánh tay, đặc biệt khi sử dụng chuột, bàn phím trong thời gian dài
- Đau lưng dưới, lan xuống mông hoặc đùi sau khi ngồi lâu
- Đau nhức đầu gối, cứng khớp khi đứng lên sau thời gian ngồi lâu
Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá chính xác.
Làm thế nào để bảo vệ xương khớp khi làm văn phòng?
1. Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc
Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp giảm áp lực lên cột sống và khớp. Tư thế ngồi đúng là lưng thẳng, vai mở rộng, hai bàn chân đặt vuông góc với mặt đất, đầu gối gập khoảng 90 độ. Màn hình máy tính nên đặt ngang tầm mắt, tránh cúi đầu quá nhiều.
Ghế ngồi nên có tựa lưng vững chắc, điều chỉnh được độ cao và có tay vịn. Nếu có điều kiện, nên sử dụng bàn làm việc dạng đứng – ngồi linh hoạt để giảm thời gian ngồi liên tục.
Điều chỉnh tư thế làm việc giúp bảo vệ xương khớp
2. Vận động nhẹ mỗi 45–60 phút
Cứ mỗi 1 tiếng làm việc, hãy đứng lên, đi lại vài phút hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản như xoay cổ tay, cổ chân, vươn vai, nghiêng đầu sang hai bên. Những động tác nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc cải thiện tuần hoàn máu, tránh cứng khớp.
3. Tăng cường dinh dưỡng cho xương khớp
Xương và khớp cần đủ canxi, vitamin D, collagen và các khoáng chất như magie, kẽm, mangan để duy trì độ chắc khỏe. Người làm văn phòng nên bổ sung từ thực phẩm như sữa, cá, trứng, các loại hạt và rau xanh đậm. Đồng thời, cần duy trì cân nặng hợp lý để giảm tải cho các khớp chịu lực như đầu gối và hông.
4. Tập thể dục định kỳ
Người làm văn phòng nên duy trì ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần. Các bài tập phù hợp bao gồm đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga hoặc pilates – vừa giúp tăng cường sức mạnh cơ – khớp, vừa cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng.
Tập thể thao giúp cải thiện sức khỏe xương khớp hiệu quả
5. Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ
Với người có tiền sử đau cột sống, đau khớp, hoặc có yếu tố nguy cơ như thừa cân, hút thuốc, ít vận động, nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp mỗi năm ít nhất một lần. Việc tầm soát sớm loãng xương hoặc thoái hóa khớp sẽ giúp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tiến triển nặng hơn.
Nếu được chẩn đoán bệnh xương khớp. Người bệnh cần điều trị bằng phương pháp phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng bệnh.
6. Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc xương khớp thảo dược
Việc sử dụng thuốc Tây y tuy có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, nếu có bệnh lý xương khớp, xu hướng sử dụng thảo dược để điều trị bệnh ngày càng phổ biến.
Thuốc xương khớp có thành phần từ các loại thảo dược như Đương quy, Đỗ trọng, Cẩu tích, Đan sâm, Liên nhục, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Sinh địa, Uy linh tiên, Khương hoạt… không chỉ giúp trị các chứng phong tê thấp trong đó có thoái hóa khớp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại mà còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người làm văn phòng bị bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Tác dụng - Chỉ định: Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn Chống chỉ định-tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm