I. Đau dạ dày ăn mít được không?
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn mít mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày. Mít là loại quả chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, phổ biến tại Việt Nam, các chất dinh dưỡng đa dạng có trong mít canxi, phốt pho, Vitamin, kali… rất có lợi cho cơ thể, ngay cho cả những đối tượng bị đau dạ dày.
Không những vậy, chất xơ và Vitamin C trong sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, nâng cao sự vận động của dạ dày. Chất xơ trong mít giúp làm dạ dày làm giảm áp lực từ dạ dày, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
Mít giúp người bệnh giải quyết được các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi… với hương vị đặc trưng việc ăn mít sẽ không bị ngấy và rất dễ ăn.
II. Những công dụng của mít đối với sức khỏe và các chứng bệnh dạ dày
Trong một quả mít thông thường, mỗi múi mít đều có chứa 155 calo, 40g carbs, chất xơ chưa 3g và 3g protein.
Riêng đối với người bị đau dạ dày ăn mít mang lại những tác dụng sau:
- Chất xơ có khả năng ngăn chặn táo bón, giúp tình trạng đi ngoài được dễ dàng hơn.
- Thành phần trong mít có thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm loét ở người đau dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
- Ngoài ra, chất xơ còn mang lại tác dụng loại bỏ những mảng bám ở ruột, giảm nguy cơ phải đối mặt với ung thư đại tràng.
- Các thành phần khác có trong mít như lignans, saponin, phytonutrient sẽ hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày, làm trì hoãn quá trình tế bào xấu phát triển.
- Thành phần kali lúc này có tác dụng giúp tinh thần được thư giãn, thoải mái. Điều này giúp người bệnh dạ dày giảm được áp lực tiêu hóa, vì vậy mít mang lại lợi ích cho dạ dày và không gây hại.
Đối với sức khỏe cơ thể thì mít lại mang tới những tác dụng sau:
- Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, trong 100mg mít thì loại vitamin này chiếm khoảng 7mg, lượng vitamin dồi dào khiến bảo vệ miễn dịch hiệu quả.
- Một số chất như Vitamin A, Isoflavones, các sắc tố Lutein và một số thành phần khác nếu kết hợp cùng nhau có thể hỗ trợ chống bệnh ung thư, do loại bỏ được các phân tử gốc tự do gây bệnh. Ngoài ra, nó có thể giúp cơ thể ngăn ngừa lão hóa.
- Hỗ trợ xương khớp, hàm lượng lớn canxi và Magie trong mít giúp cơ thể bổ sung tốt 2 dưỡng chất này, từ đó giúp xương khớp được hỗ trợ cải thiện, luôn chắc khỏe.
- Ngăn tình trạng cơ thể thiếu máu, tuy hàm lượng sắt có trong máu không nhiều, nhưng nó có thể hỗ trợ bổ sung lượng máu cần thiết để tạo máu. Đối với những ai đang trong quá trình ăn kiêng có thể sử dụng mít để bổ sung sắt mà không lo béo phì.
- Cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch, hàm lượng kali trong mít, phần nào đó cũng giúp cơ thể cân bằng huyết áp, khả năng tuần hoàn máu tốt từ đó hạn chế phải đối mặt với tình trạng đột quỵ, tim mạch hoạt động hiệu quả.
- Đối với da và mắt, mít mang lại lượng Vitamin A lớn, do đó ăn mít có thể ngăn các bệnh liên quan đến quáng gà, thoái hóa điểm vàng, tăng cường cấu trúc da, ngăn chặn quá trình lão hóa…
III. Cách sử dụng mít điều trị chứng đau dạ dày
Người bệnh muốn dùng mít để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày cần áp dụng theo các cách sau:
1. Uống nước ép mít
Để chuẩn bị được một cốc nước ép mít, nguyên liệu đầu tiên người bệnh cần có là 100mg mít.
- Đầu tiên, nên tách các múi mít loại bỏ hạt và nhựa mít.
- Sau đó cho hết các múi mít đã được tách hạt vào máy ép để lấy phần nước cốt.
- Uống nước ép ngay sau khi đã ép xong.
- Sau bữa ăn khoảng 1h người bệnh nên sử dụng luôn.
- Với nước ép thì người bệnh có thể sử dụng 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nên có khoảng thời gian để giãn cách vì nếu dùng thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nóng trong.
- Người bệnh thử áp dụng trong vòng một tháng để có thể cảm nhận được tác dụng mà nó mang lại.
2. Ăn mít xanh
Tưởng như mít xanh không thể sử dụng được, tuy nhiên nó cũng là thực phẩm có tác dụng đối với người đau dạ dày.
Sử dụng mít xanh với nghệ:
- Ngoài thành phần là mít thì người bệnh dung cấp thêm nghệ - Thực phẩm tốt cho dạ dày quen thuộc, sẽ càng mang lại hiệu quả cao.
- Nghệ với tác dụng kháng khuẩn, lành các vết loét tại dạ dày được hồi phục nhanh. Ngoài ra dùng thêm vừng sẽ có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng vùng dạ dày.
Nguyên liệu chuẩn bị và cách thực hiện: Mít xanh, nghệ tươi, sả, nước cốt dừa, vừng đã rang, gia vị.
- Lấy mít xanh gọt vỏ và ngâm nước muối để ra nhựa, sau đó rửa sạch, cắt nhỏ thành miếng vừa ăn, nghệ và sả băm nhỏ.
- Rán từng miếng mít đã được cắt ra, sau đó cho phần nghệ và sả băm nhỏ vào, thêm gia vị đường, hạt tiêu, muối sau đó đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút.
- Sau khi đã đun xong rắc vừng đã rang lên để thưởng thức
- Có thể ăn 3 - 4 lần/ tuần và sẽ thấy cách này có cải thiện với dạ dày sau 2 tuần.
3. Ăn sữa chua mít
Món ăn này lại không còn xa lạ, riêng sữa chua đã có tác dụng tốt tới hệ tiêu hóa, do vậy kết hợp sữa chua với mít sẽ càng mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
- Lượng lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
- Giảm được các triệu chứng khó chịu của dạ dày, sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm này vừa dễ ăn, vừa tốt cho tiêu hóa.
Nguyên liệu chuẩn bị và cách thực hiện: 1 hộp sữa chua, 50mg mít (hoặc nhiều hơn một chút), có thể kèm thêm quả khác.
- Tách mít và cắt thành sợi, nếu thêm các loại quả khác thì cắt nhỏ.
- Đổ sữa chua và các loại quả vào cốc, sau đó sử dụng ngay.
- Ăn sau bữa ăn, tránh ăn trước bữa ăn vì dễ gây tình trạng cồn ruột.
- Sử dụng một tuần 3 lần cho đến khi dạ dày, tiêu hóa có sự cải thiện.
IV. Những lưu ý khi dùng mít cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày ăn mít có thể không sao và rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc ăn sao cho hợp lý cũng cần được quan tâm để mang tới tác dụng hiệu quả nhất.
Mỗi ngày, người đau dạ dày chỉ nên sử dụng 100mg mít, không nên ăn quá nhiều vì dễ khiến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa bị quá tải làm cản trở việc tiêu hóa thức ăn.
Tần suất ăn mít cũng cần lưu ý, một tuần chỉ nên dung nạp 2 lần vì mít là loại quả có tính nóng, nên ăn nhiều sẽ dễ khiến cơ thể bị nóng trong.
Người bệnh nên chú ý ăn mít vào thời điểm nào là hợp lý nhất:
- Không ăn mít khi đói bụng, ăn sau khi đã ăn cơm xong hoặc khi bụng không đói vì hàm lượng Vitamin C trong mít dễ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó dễ gây ra các triệu chứng bệnh.
- Ăn sau bữa ăn 1 - 2 giờ và hạn chế ăn mít vào buổi tối vì dễ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dạ dày, sẽ khiến bụng khó tiêu, đầy bụng trước khi đi ngủ.
Khi ăn loại bỏ hết phần nhựa có trong mít và ăn mít khi đã chín để tránh tác động xấu tới sức khỏe. Có một vài đối tượng dưới đây, cần lưu ý khi ăn mít:
- Người bệnh gan nhiễm mỡ.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người có bệnh suy thận mạn.
- Người bị suy nhược, sức khỏe yếu nên kiêng ăn mít hoặc ăn với lượng nhỏ.
Bên cạnh việc bổ sung mít vào cơ thể, người dùng cũng cần lưu nên dung nạp thêm nước, ăn rau xanh vì 2 hợp chất này có tác dụng làm cơ thể mát không nóng trong, tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đối với người đau dạ dày ăn mít có sao không đã được trả lời rõ ràng ở phía trên, tuy nhiên bệnh dạ dày có những đặc trưng riêng, cần tránh một số thực phẩm không được ăn vì nếu dung nạp vào cơ thể cùng với mít sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm