Đào tạo nghề cho thanh niên vì đâu chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội?

Đào tạo nghề cho thanh niên vì đâu chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội?
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH về thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục...

Đào tạo nghề cho thanh niên vì đâu chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội

Dạy nghề tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông.

Đào tạo nghề còn nhiều bất cập

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mặc dù quy mô đào tạo Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tăng nhưng chưa tương xứng với lực lượng lao động và dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam. Đến hết năm 2020, còn khoảng 75,4% trong tổng số hơn 54 triệu lao động chưa có văn bằng, chứng chỉ, phải làm những công việc giản đơn, năng suất lao động thấp. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào GDNN chưa cao, không đạt được mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, tỷ lệ qua đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 40,8%, khu vực nông thôn đạt 16,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ ở khu vực thành thị đạt 39,9%, trong khi ở khu vực nông thôn đạt 16,3%. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu người học theo từng vùng, miền, địa phương.

Ở một số ngành nghề, kỹ năng của người học chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng với nhu cầu kỹ năng của người sử dụng lao động. Một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, khả năng tự học… của người tốt nghiệp chưa thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của người tốt nghiệp còn hạn chế. Quy mô đào tạo chất lượng cao còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu nâng cao chất lượng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số, phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia học nghề còn rất thấp và chủ yếu là tham gia khóa học nghề dưới 3 tháng. Nhiều đối tượng yếu thế khác như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số ít người, người sau cai nghiện, người mãn hạn tù… mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ nhưng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ GDNN còn hạn chế.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa các cơ sở GDNN của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của một số quốc gia còn hạn chế do các chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và tổ chức hoạt động đào tạo chưa tương thích, khó chuyển đổi. Sự dịch chuyển lao động giữa Việt Nam và các nước còn chậm.

Đào tạo nghề cho thanh niên vì đâu chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội

Ảnh minh họa/ INT

Chỉ rõ những nguyên nhân

Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại. Đó là nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn tỷ trọng lớn (chiếm tỷ lệ 65%). Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn khá cao (chiếm khoảng 38% trong tổng số lao động có việc làm cả nước). Đa số lao động trong các khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động thấp. Sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác GDNN.

Bên cạnh đó, tâm lý xã hội còn coi trọng bằng cấp hơn kỹ năng nghề nghiệp. Nhận thức của nhiều cấp uỷ, chính quyền, cơ sở GDNN, doanh nghiệp và cộng đồng về vị trí, vai trò của GDNN, đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đầy đủ. Cụ thể là chưa coi đó là yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động.

Hiệu quả tham gia của doanh nghiệp, khối tư nhân, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp vào hoạt động GDNN chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế hợp tác phù hợp. Tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với cơ sở GDNN thấp chỉ có khoảng 9,15%, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động chiếm tỷ lệ lớn.

Cùng với đó, nguồn lực cho GDNN chưa bảo đảm cho tiến trình tăng quy mô và chất lượng đào tạo. Chi từ ngân sách Nhà nước cho GDNN còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo và đào tạo nghề. Cơ cấu chi và phương thức phân bổ nguồn lực chưa phù hợp, chậm đổi mới. Chưa gắn kết, lồng ghép các nguồn lực trong các chiến lược, chương trình, dự án của các ngành, lĩnh vực.

Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ ra những nguyên nhân khác như năng lực thể chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển GDNN. Các chính sách liên quan tới người học, người dạy, cơ sở GDNN, doanh nghiệp tham gia GDNN, người lao động… chậm đổi mới. Một số chính sách về phát triển GDNN quy định trong Luật GDNN chưa được triển khai hiệu quả. Ví dụ như Chính sách hướng nghiệp, phân luồng, Chính sách phổ cập nghề cho thanh niên, Chính sách ưu tiên ngân sách Nhà nước cho GDNN...;

Đồng thời, quản lý Nhà nước về GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sang các mô hình quản trị Nhà nước hiện đại, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo…; Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về GDNN, nhất là cấp tham mưu ở địa phương chưa chuyên nghiệp, ít về số lượng và hạn chế về năng lực chuyên môn.

Năng lực quản trị các cấp chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và xu hướng phát triển GDNN. Tính mở và linh hoạt, thích ứng của hệ thống chưa cao, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đặc biệt là các đối tượng yếu thế tiếp cận GDNN. Mạng lưới cơ sở GDNN còn dàn trải, chồng chéo và trùng lặp ngành nghề đào tạo, chưa gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng, địa phương.

Ngoài ra, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN. Kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, phát triển chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, năng lực ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học và công nghệ… của một bộ phận đội ngũ nhà giáo còn hạn chế.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Trường học chủ động phương án chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2025
23 Tháng 11, 2024

Giúp học sinh lớp 10 lựa chọn tổ hợp môn phù hợp hay tổ chức khảo sát HS khối 12 đăng ký hai môn tự chọn là cách nhiều trường thực hiện...

Đọc thêm
Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23 Tháng 11, 2024

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này....

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

23 Tháng 11, 2024

Xe 16 chỗ của Trung tâm Phim truyền hình (VFC) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam gây tai nạn nghiêm trọng tại Mai Châu, Hòa...

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

23 Tháng 11, 2024

Vào sáng sớm nay (23/11), khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng...

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển...

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

23 Tháng 11, 2024

Man United và Arsenal đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ Viktor Gyokeres của Sporting.

0.67592 sec| 2263.57 kb