Cổ tức, cổ đông ngân hàng muốn cũng chưa được

Cổ tức, cổ đông ngân hàng muốn cũng chưa được
Nhiều năm chưa được nhận cổ tức là nỗi niềm bức xúc của cổ đông không ít ngân hàng trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, song lãnh đạo các nhà băng lý giải, họ có nỗi khổ riêng.

Cổ đông bức xúc vì chờ quá lâu

Một trong những vấn đề được cổ đông Sacombank quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra ngày 22/4 là vì sao Ngân hàng chưa chia cổ tức?

“Theo năm tháng, Ngân hàng lớn mạnh hay ốm yếu, tôi đều đồng hành, nhưng nhiều năm qua không nhận được đồng cổ tức nào, trong khi nhiều ngân hàng khác chia ở mức cao”, bà Cúc, một cổ đông của Sacombank nói.

Sacombank

Thực tế, trong những năm qua, Sacombank thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập thêm Ngân hàng Phương Nam (Southern) nên chưa được phép chia cổ tức.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank Dương Công Minh cho biết, theo số liệu tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2021, lợi nhuận hợp nhất giữ lại tính đến cuối năm 2021 là gần 9.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% vốn điều lệ Sacombank. Đây là số tiền có thể dùng để chia cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, do Ngân hàng vẫn đang thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập thêm Southern Bank, nên việc chia cổ tức phải chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Từ năm 2019 tới nay, Sacombank liên tục trình phương án sử dụng lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông, nhưng chưa nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Không chỉ Sacombank, mà với các nhà băng khác đang tái cơ cấu như SCB, hay một số ngân hàng yếu kém, thuộc diện kiểm soát đặc biệt đều chưa được phép chia cổ tức cho cổ đông. Các ngân hàng này phải dành nguồn lực để trích lập dự phòng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Trong khi đó, mở màn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 ngày 23/4 của Techcombank, một cổ đông đã thắc mắc, tại sao Ngân hàng không chia cổ tức, mà chỉ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho lãnh đạo và cán bộ, nhân viên. Một cổ đông khác đặt câu hỏi, tại sao kết quả kinh doanh của Techcombank rất tốt mà Ngân hàng lại không chia cổ tức? Trong khi đó, một loạt ngân hàng như VIB chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 35%, HDBank, ACB, OCB chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu...

Theo kế hoạch trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2021 mà Techcombank trình cổ đông thông qua, sau khi trích lập các quỹ, nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của Ngân hàng là hơn 40.000 tỷ đồng. Vậy nhưng, Hội đồng quản trị Techcombank xin cổ đông không chia cổ tức năm 2021, toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại nhằm bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Trong hơn 10 năm qua, năm 2018 là năm duy nhất Techcombank chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, ngay trước thềm niêm yết trên HOSE. Hầu như năm nào ngân hàng này cũng phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên. Năm 2022, Techcombank tiếp tục có kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Theo đó, Ngân hàng sẽ phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Lãnh đạo ngân hàng lý do

Trước bức xúc của cổ đông vì nhiều năm không được nhận cổ tức, ông Dương Công Minh cho biết, Sacombank cần tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng. Ông cũng muốn Ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và quá trình tái cơ cấu thành công.

Trong khi nhiều nhà băng quyết định chia cổ phiếu thưởng và cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao, thì cổ đông tại không ít ngân hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi cổ tức.

“Dự kiến, năm 2023, Ngân hàng có thể chia cổ tức. Bản chất vấn đề là tái cơ cấu, khi tái cơ cấu thành công mới xử lý các vấn đề khác, như chia cổ tức, bán 32,5% cổ phần từ khoản nợ VA”, ông Minh nói.

Tương tự, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Hồ Hùng Anh, cổ tức chia chưa cũng như “cơm chưa ăn, gạo còn đó”, nên mong cổ đông thông cảm và chờ sau tái cấu trúc. Với tỷ suất lợi nhuận cao như hiện nay, khoảng 20%, Ngân hàng sẽ tiếp tục tái đầu tư, thay vì chia cổ tức, đồng thời giữ lại lợi nhuận nhằm có mức “đệm” vốn dày hơn.

Trong suốt 29 năm hoạt động, Techcombank luôn có quan điểm nhất quán về việc củng cố vốn, tiềm lực và phát triển kinh doanh để có lợi nhuận tốt. Ngân hàng giữ lại nhiều vốn để có được bước đệm an toàn vốn dày hơn. Hiện tại, hệ số an toàn vốn (CAR) của Techcombank đạt 15%, đó là cơ sở để Ngân hàng đầu tư thêm vào các lĩnh vực kinh doanh, qua đó phát triển mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ dưới góc độ một cổ đông, Chủ tịch Techcombank cho rằng, Ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt hơn 20%/năm, nên đây là khoản đầu tư rất tốt. Ngược lại, nếu như ROE của Techcombank thấp, chỉ khoảng 5%, Ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt để cổ đông tìm kiếm lợi nhuận ở các kênh đầu tư khác.

Về cổ tức bằng cổ phiếu, lãnh đạo Techcombank cho hay, Ngân hàng sẽ thực hiện khi cần thiết.

“Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm giá cổ phiếu giảm sau khi chia, do bản chất doanh nghiệp vẫn như vậy, trong khi cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5%. Năm 2018, Ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu. Ở góc độ cá nhân, tôi chưa nhìn thấy giá trị của việc này cho doanh nghiệp”, ông Hồ Hùng Anh nói.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank nhấn mạnh, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn ưu tiên các lợi ích dài hạn, không hướng đến lợi ích ngắn hạn. Như việc đàm phán phí bảo hiểm với Manulife, Techcombank lựa chọn nhận từng phần, không nhận ngay toàn bộ phí. Công thức tính phần phí bảo hiểm là phương pháp áp dụng chung cho thị trường, về cơ bản không khác nhau quá nhiều. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo cân nhắc đến việc tăng trưởng đều đặn và tỷ lệ chiết khấu để đảm bảo lợi ích trong dài hạn và kế hoạch phát triển.

Liên quan đến thị giá cổ phiếu TCB của Techcombank không như kỳ vọng của cổ đông, Chủ tịch Techcombank cho rằng, thị trường chưa định giá đúng giá trị của cổ phiếu và Ngân hàng cần tìm cách để thay đổi tình trạng này.

Đối với Eximbank, năm 2022, Ngân hàng đã thỏa mãn điều kiện cuối cùng để chia cổ tức cho cổ đông sau 9 năm không được nhận cổ tức (lần gần nhất Eximbank chia cổ tức là 4% năm 2013). Sở dĩ Eximbank không thể chia cổ tức trong những năm qua là do vấn đề nhân sự cấp thượng tầng chưa thể đồng nhất. Tuy nhiên, năm nay, sau khi ổn định nhân sự, Eximbank có thể chia tỷ lệ cổ tức ở mức 2 con số, có thể chia bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Tính đến ngày 30/3/2021, Eximbank đã thanh toán hết trái phiếu đặc biệt VAMC. Do đó, Ngân hàng đã có văn bản trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2022. Nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Eximbank sẽ trình cổ đông phương án phân phối cụ thể. Dự kiến, số lợi nhuận được chia sau khi trừ các quỹ năm 2018, 2019, 2020 là gần 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ đi số cổ phiếu quỹ, mức cổ tức ước tính là 1.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, vấn đề này còn phải chờ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 thông qua.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
3 ngôi sao trẻ sáng cửa lên tuyển U22 Việt Nam
19 Tháng 01, 2025

Ba cái tên được dự đoán có trong thành phần đội tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games đã được xác định.

Đọc thêm
'Gia vị' Táo quân

'Gia vị' Táo quân

19 Tháng 01, 2025

Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

19 Tháng 01, 2025

Quỷ đỏ rất tự tin trong thương vụ Viktor Gyokeres vì HLV Ruben Amorim là thầy cũ của tiền đạo người Thụy Điển.

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

19 Tháng 01, 2025

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã tiết lộ rằng ông lo sợ bị những người theo chủ nghĩa cực đoan Ukraine ám...

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

19 Tháng 01, 2025

Ngày 18/1, Công an huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết đã phát hiện và thu giữ hơn 8.000 hộp pháo với tổng trọng...

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm

19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

0.70766 sec| 2271.188 kb