I - Lý do khiến cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi
1. Viêm khớp
Có tới 70% các trường hợp đau cổ tay lâu ngày không khỏi là do ảnh hưởng của chứng viêm khớp, một số chứng viêm khớp thường gặp nhất là:
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý xương khớp tự miễn có thể gây tổn thương bất kỳ khớp nào trên cơ thể, trong đó có khớp cổ tay.
- Viêm khớp dạng gout: Tuy đối với người bệnh gout, mọi người chủ yếu quan tâm tới khớp chân nhưng thực tế, bệnh có thể xuất hiện ở cả khớp tay, cổ tay. Do các tinh thể hình thành trong khớp lâu ngày khiến cơn đau khớp cổ tay kéo dài.
- Viêm khớp do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Hầu hết các chứng viêm khớp này đều có khả năng tái phát theo chu kỳ và đòi hỏi cần có thời gian dài để chữa lành, thậm chí một số kiểu viêm sẽ rất khó để khỏi. Kết hợp với việc không được phát hiện sớm, không điều trị đúng cách và nhiều yếu tố khác thì có thể khiến người bệnh bị đau cổ tay mãi không dứt.
2. Chấn thương cổ tay
Chấn thương cũng là một nguyên nhân rất phổ biến có thể gây đau cổ tay lâu ngày không khỏi. Bởi khi bị chấn thương cổ tay thì các cấu trúc như xương, gân, mô mềm, dây chằng... gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu các chấn thương liên quan tới xương (rạn xương, gãy xương) hay dây chằng thường sẽ cần rất nhiều thời gian để phục hồi, do đó người bệnh có thể gặp vấn đề đau cổ tay rất lâu.
Hoặc một số chấn thương khác như bong gân, tuy thông thường sẽ chỉ mất vài ngày tới vài tuần để hồi phục, nhưng có một số trường hợp bị bong gân nặng, hay cơ địa của người bệnh không tốt cũng sẽ khiến cơn đau cổ tay kéo dài hơn bình thường.
3. Khớp cổ tay bị thoái hóa
Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở đối tượng là người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi đó sụn khớp bị hao mòn, từ đó mất dần khả năng đàn hồi, sụn khớp mỏng dần, dễ gây ra các mảng loét trên da. Thoái hóa khớp gây ra cảm giác đau nhức, viêm khớp, khô khớp… khiến quá trình vận động và di chuyển trở nên khó khăn, không những vậy, trong quá trình thực hiện những động tác cần sử dụng đến khớp cổ tay sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục.
4. Hội chứng ống cổ tay
Hiểu đơn giản là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do cổ tay phải hoạt động nhiều với cường độ cao (ví dụ ở vận động viên, người lái xe, người làm việc máy tính...). Khi đó người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau, chuột rút, tê bì... Các cơn đau có thể giảm dần khi những áp lực được triệt tiêu do các nhóm cơ đã được thư giãn và phục hồi, thế nhưng các nhóm dây thần kinh có thể sẽ cần nhiều thời gian để khôi phục chức năng và chữa lành hơn, nên cơn đau cổ tay có thể âm ỉ kéo dài nhiều ngày.
II - Những ảnh hưởng khi cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi
Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi thường ảnh hưởng chủ yếu tới các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số ảnh hưởng phổ biến nhất:
- Không thể hoặc khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
- Cảm thấy khớp cổ tay có dấu hiệu bị biến dạng.
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khi cơ thể đang trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, từ đó ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Sưng và thấy mảng tím, đỏ ở khớp cổ tay.
- Nghiêm trọng hơn là cơn đau khớp cổ tay dẫn tới sốt, sờ cổ tay thấy nóng và nổi những vết mẩn ngứa khó chịu.
III - Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi phải làm sao để điều trị
Đau xương khớp nói chung, hay đau khớp cổ tay nói riêng, hiện nay có rất nhiều cách để người bệnh có thể điều trị. Và để cơn đau được cải thiện tốt nhất, thì thông thường người bệnh nên tới cơ sở y tế thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người.
1. Uống thuốc điều trị xương khớp
Thuốc giảm đau và thuốc đặc trị dùng trong điều trị xương khớp là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không chứa steroid được sử dụng phổ biến khi đau khớp xuất hiện.
- Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp để tác động tốt nhất vào cơ thể, để giúp điều trị gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, cùng với đó ngăn ngừa khả năng tái phát.
- Việc sử dụng thuốc phổ biến vì đem lại hiệu quả tương đối tốt, chính vì vậy mà một số đối tượng lạm dụng thuốc và đây là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nhiều và nghiêm trọng hơn là gây ra biến chứng. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì thì người bệnh nên hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Bên cạnh đó, có một giải pháp để hạn chế tác dụng phụ là người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y, với các dược liệu tự nhiên, ít tác dụng phụ mà hiệu quả tương đối tốt. Đặc biệt là thuốc đông y thế hệ 2, được coi là một loại thuốc điều trị chủ đạo, giúp điều trị ngay cả trong trường hợp nặng, nhiều trường hợp mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với thuốc tân dược.
Duy nhất với Viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo phương pháp bí truyền, tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP - WHO đã mang lại hiệu quả thực sự vượt trội.
Với tác dụng vào sâu bên trong cơ địa, giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết tốt, sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh, thay đổi yếu tố cơ địa, giảm khả năng tái phát bệnh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
2. Thăm khám y tế, phẫu thuật
Nếu trong trường hợp, người bệnh uống thuốc nhưng vẫn không cảm nhận được rõ sự thay đổi và cải thiện tốt, thì lúc này người bệnh nên quay lại cơ sở y tế đã thăm khám để bác sĩ thay đổi hướng điều trị khác. Cụ thể, lựa chọn phương pháp tiêm tại chỗ, trực tiếp vào khu vực cổ tay bị tổn thương với tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh chóng và cải thiện tình trạng viêm hiệu quả.
Ngoài ra, nếu các phương pháp trên không đem lại tác dụng, thì lúc này bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp cuối cùng là người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật để có thể cải thiện cơn đau, ngăn biến chứng xuất hiện.
Cụ thể, sẽ phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân gây ra cơn đau khớp cổ tay, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, người bệnh có thể tham khảo trước các phương pháp dưới đây:
- Sử dụng phương pháp cắt bỏ gai xương.
- Đối với trường hợp chấn thương, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định bó bột khớp cổ tay để tránh gây ra tình trạng đứt dây chằng và nứt xương.
- Lựa chọn phương pháp phẫu thuật để khắc phục tình trạng đau khớp cổ tay.
- Đối với trường hợp bị gout, bác sĩ sẽ thường chỉ định phẫu thuật loại bỏ hạt tophi.
- Nghiêm trọng hơn và phẫu thuật thay thế khớp xương bằng các vật liệu nhân tạo.
Phẫu thuật gần như là phương pháp hữu ích nhất, tuy nhiên, chi phí cao và người bệnh muốn phẫu thuật thì nên có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
IV - Một số lưu ý để hạn chế tình trạng đau cổ tay kéo dài
1. Luyện tập các động tác hỗ trợ cổ tay
Một số bài tập giúp người bệnh có thể cải thiện được tình trạng đau cổ tay có thể áp dụng luyện tập hằng ngày như:
Căng cổ tay:
- Tay trái duỗi thẳng về phía trước và hướng lòng bàn tay xuống phía dưới sàn.
- Dùng tay phải nắm lấy phần ngón tay trái và dần dần bẻ hướng lên trên đến khi phần cổ tay được làm căng hết mức và giữ trong vòng 15 giây.
- Từ từ đưa tay về tư thế ban đầu và sau đó sang tay còn lại.
Gập ngón tay cái:
- Xòe căng bàn tay và gập ngón cái lại sao cho ngón cái chạm tới chân ngón út.
- Để nguyên trong vòng 3 - 5 giây rồi thả lỏng ngón tay, thao tác lặp lại từ 10 - 15 lần.
- Đổi tay còn lại và cũng làm tương tự như tay trước.
Xoay khớp cổ tay:
- Đan 10 ngón tay vào nhau và nắm chặt lấy.
- Xoay khớp cổ tay theo chiều kim đồng hồ hoặc theo chiều thuận của mỗi người, thao tác khoảng 30 lần.
- Mỗi ngày nên thực hiện 3 - 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Ăn uống đủ chất
Nếu cơn đau cổ tay kéo dài, người bệnh tốt nhất nên kết hợp bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất để giúp tăng sức khỏe và giúp khắc phục chức năng của sụn khớp. Thông thường, những nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp gồm: Canxi, vitamin D, omega 3, magie, glucosamine.
Cụ thể người bệnh có thể lựa chọn mua những loại thực phẩm như: Tỏi, hành tây, các loại hạt, rau xanh, ớt chuông, nghệ, gừng…
3. Điều chỉnh sinh hoạt, tránh thói quen xấu
Thói quen sinh hoạt không khoa học sẽ càng khiến cơn đau khớp cổ tay kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cụ thể người bệnh nên hạn chế những vận động mạnh, để cổ tay được nghỉ ngơi bằng cách thực hiện các biện pháp xoa bóp, massage, ngâm tay, chườm nóng. Chỉ cần người bệnh kiên trì và thực hiện đúng các bước sẽ giúp cải thiện cơn đau tốt nhất.
Bên cạnh đó, một số tư thế trong quá trình làm việc cũng cần phải thay đổi để hạn chế tạo áp lực cho cổ tay.
- Xem xét vị trí làm việc, cách đặt màn hình máy tính, khoảng cách và kích thước bàn phím và chuột đã phù hợp chưa.
- Ngồi thẳng người, không vặn vẹo, ngồi thẳng thật thoải mái, không gù lưng và hướng người về phía trước quá nhiều.
- Không nghiên tay lên xuống trong quá trình làm việc mà thực chất người bệnh nên để bàn tay thẳng hoặc gần thẳng.
- Trong lúc làm việc, người bệnh nên dành ra vài phút để cơ thể nghỉ ngơi để giúp xương khớp thư giãn, nghỉ ngơi.
Nếu đau cổ tay lâu ngày không chữa mà chờ bệnh tự khỏi thì sẽ làm tác động không tốt tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu cơn đau xuất hiện, trước tiên người bệnh nên để khớp cổ tay được nghỉ ngơi. Và nếu không có dấu hiệu cải thiện, thì người bệnh nên chủ động tới thăm khám chuyên khoa xương khớp ngay để tránh gây ra biến chứng.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm